Nâng mũi mấy ngày tháo băng? Cắt chỉ có đau không?

Nâng mũi mấy ngày thì có thể tháo băng để cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở lại bình thường luôn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều người. Sau phẫu thuật tạo hình mũi bác sĩ sẽ sử dụng băng nẹp để cố định cấu trúc mới của mũi một thời gian. Chính điều này đã tạo ra không ít bất tiện trong công việc, cũng như sinh hoạt của người thực hiện. Nhưng cũng đừng quá nôn nóng vì cần một khoảng thời gian phù hợp để mũi hồi phục mới có thể tháo băng.

mất bao lâu để tháo băng mũi
Nâng mũi mấy ngày tháo băng? Cắt chỉ có đau không?

Mất mấy ngày thì tháo băng nâng mũi?

Nâng mũi là phương pháp làm đẹp không còn quá xa lạ đối với các tín đồ thẩm mỹ, đây chính là giải pháp có thể giúp bạn khắc phục được mọi khuyết điểm không như ý của dáng mũi. Sau khi thực hiện phẫu thuật, trong thời gian đầu bạn cần phải thường xuyên sử dụng băng và nẹp để cố định và bảo vệ vết thương khỏi các yếu tố có hại bên ngoài. Dù biết rằng đây là điều cần thiết và hữu ích, nhưng nó lại không đủ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu khiến nhiều người mong muốn tháo xuống càng sớm càng tốt.

thời gian tháo băng mũi
Thông thường, thời gian tháo băng sau khi nâng mũi phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe cũng như tốc độ hồi phục vết thương của từng người.

Thông thường, thời gian tháo băng sau khi nâng mũi phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe cũng như tốc độ hồi phục vết thương của từng người. Trong những trường hợp dùng sụn tự thân để nâng mũi, bạn có thể tháo băng tại vị trí lấy sụn sau 2 – 3 ngày. Còn các miếng băng, nẹp cố định tại vùng mũi thì sẽ được tháo bỏ sau 5 – 7 ngày sau phẫu thuật nâng mũi.

Quá trình chờ đợi tháo băng cần một khoảng thời gian hồi phục nhất định để vùng mũi ổn định mới có thể thực hiện được. Bạn có thể tham khảo vào các giai đoạn hồi phục sau nâng mũi để hiểu rõ hơn về vấn đề mất mấy ngày thì tháo băng là thích hợp.

Các giai đoạn hồi phục sau khi nâng mũi

  • Từ 1 – 3 ngày đầu: sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật mũi sẽ có hiện tượng đau nhói vết thương, sưng nhẹ và bầm tím. Đây là hiện tượng bình thường, hầu hết ai cũng gặp phải  nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
  • Từ 4 – 6 ngày: tình trạng sưng và bầm tím sẽ giảm dần đi, những ngày này bạn cũng sẽ không còn cảm thấy đau đớn như lúc vừa nâng mũi xong.
  • Từ 7 – 10 ngày: vết thương khi này đã bắt đầu liền lại, tình trạng sưng đỏ, bầm tím đầu mũi và quanh mặt cũng chấm dứt. Tuy nhiên cần chú ý, lúc này cấu trúc mũi vẫn chưa được ổn định hoàn toàn nên không được quá chủ quan trong việc chăm sóc và vệ sinh mũi. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để quay lại nơi phẫu thuật để tháo băng, cắt chỉ.
  • Sau 1 tháng nâng mũi: lúc này mũi đã ổn định, dần dần vào form và hình thành dáng mũi hoàn chỉnh. Sau khi phục hồi, bạn sẽ sở hữu một chiếc mũi thon gọn, cao đẹp một cách tự nhiên và mềm mại nhất.

Có thể tự tháo băng tại nhà không?

Trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian lành vết thương mũi sẽ kéo dài nên không thể tháo băng như thời gian dự định. Điều này còn dựa vào cơ địa mỗi người, tay nghề của bác sĩ, phương pháp thực hiện có can thiệp sâu hay không hay việc vệ sinh chăm sóc hậu phẫu có được đảm bảo chưa,… Khi thời gian tháo băng bị kéo dài, khiến nhiều người cảm thấy bức bối, muốn tự tháo băng tại nhà để sinh hoạt dễ dàng hơn.

không tháo băng nâng mũi tại nhà
Khi thời gian tháo băng bị kéo dài, khiến nhiều người cảm thấy bức bối, muốn tự tháo băng tại nhà để sinh hoạt dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ rằng, sau khi nâng mũi ngày tháo băng sẽ do bác sĩ quyết định nên tuyệt đối không được tự tháo băng tại nhà. Đã có rất nhiều trường hợp tự ý tháo băng gây ra những hệ lụy nguy hiểm làm ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi.

  • Rủi ro nhiễm trùng vì không đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh, vô trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu mũi bị nhiễm trùng sẽ kéo dài thêm thời gian hồi phục của vết thương, bắt buộc phải tiếp tục dùng băng để bảo vệ.
  • Khi tháo băng lúc cấu trúc mũi chưa ổn định, liên kết sụn còn yếu sẽ khiến mũi có nguy cơ cong vẹo sống, hỏng dáng mũi, kết quả thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Cắt chỉ nâng mũi có đau không?

Như đã đề cập đến ở những phần trên, sau khi nâng mũi khoảng 7 – 10 ngày thì vết thương ở mũi sẽ lành lại nên bạn có thể thực hiện cắt chỉ. Quá trình cắt chỉ sau khi nâng mũi cũng tương tự như việc cắt chỉ trong những ca phẫu thuật khác. Sẽ không can thiệp đến vết thương nên sẽ không gây đau đớn.

Nhưng nếu bạn thực hiện cắt chỉ không đúng thời điểm sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, dụng cụ cắt chỉ sẽ chạm vào mũi làm đau. Chính vì vậy, cần xác định đúng thời gian hợp lý, thực sự chắc chắn rằng vết thương hở đã hồi phục hoàn toàn. Không tự ý cắt chỉ tại nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Quy trình tháo băng, cắt chỉ nâng mũi

Sau khi đã xác định được nâng mũi mấy ngày thì có thể tháo băng bạn cần trở lại địa chỉ thẩm mỹ để các bác sĩ có thể tiến hành tháo băng, nẹp cố định và cắt chỉ trên mũi xuống. Hiện nay, quy trình thực hiện tháo băng tại các trung tâm thẩm mỹ thường sẽ được tiến hành theo các bước chuẩn của Bộ Y Tế cụ thể như:

  • Bước 1

Thực hiện vệ sinh sạch sẽ vị trí có vết khâu bằng dung dịch sát khuẩn Betadine hoặc nước muối sinh lý để đảm bảo không xảy ra biến chứng nhiễm trùng.

  • Bước 2

Bác sĩ sẽ thoa một lớp mỡ có tác dụng kháng sinh làm mềm da ở vị trí vết thương giúp cho quá trình cắt chỉ diễn ra được dễ dàng và không làm đau rát.

  • Bước 3

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ càng hồ sơ phẫu thuật để có thể nắm rõ phương pháp nâng mũi đã thực hiện để xác định các đường mổ để tránh cắt sót chỉ. Vì có một số trường hợp đường mổ và khâu vết thương sẽ nằm bên trong khoang mũi. Bên cạnh đó, việc kiểm tra hồ sơ phẫu thuật còn giúp bác sĩ có thể theo dõi tiến trình hồi phục của bạn được dễ dàng hơn. Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng kéo chuyên dụng cắt đi từng đường chỉ trên mũi một cách nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

  • Bước 4

Sau khi cắt chỉ, bạn sẽ được thoa một lớp kem chống sẹo hoặc lớp thuốc mỡ chuyên dụng lên vị trí vừa cắt để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể về nhà mà không cần ở lại theo dõi, những ngày sau đó bạn có thể sinh hoạt thuận lợi hơn. Nhưng vẫn cần chú chăm sóc vì lúc này cấu trúc mũi vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn.

Chăm sóc nâng mũi sau ngày tháo băng

Sau khi thực hiện tháo băng, tháo nẹp và cắt chỉ thẩm mỹ bạn không nên chủ quan vì đây chỉ là 2/3 chặn đường làm đẹp, thay đổi cấu trúc mũi. Khoảng thời gian sau đó rất quan trọng, quyết định nhiều đến kết quả mũi có được cao đẹp, chắc chắn, sụn nâng có tương thích cố định hay không. Bạn nên chú ý một số cách chăm sóc cũng như những vấn đề tuyệt đối không nên làm sau khi tháo băng, cắt chỉ.

hướng dẫn chăm sóc sau khi tháo băng nâng mũi
Sau khi thực hiện tháo băng, cắt chỉ không nên chủ quan trong việc chăm sóc sau đó.
  • Vẫn phải đều đặn thực hiện vệ sinh, sát trùng mũi như khi chưa tháo băng. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước cất hoặc nước muối sinh lý để thực hiện.
  • Sau khi tháo băng, để vết thương mau hồi phục, nhanh lành sẹo bạn nên bôi thuốc mỡ trong toa thuốc mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối.
  • Thực hiện rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm để làm mềm da, kích thích máu tụ nhiều ở vùng mũi nhiều hơn nhằm nuôi dưỡng lớp da vừa bị tổn thương. Sử dụng khăn bông nhẹ nhàng lau vùng mặt, cằm, cổ,… Tuyệt đối không được dùng sữa rửa mặt cho vùng mũi mũi vì trong các sản phẩm này có chứa một lượng chất tẩy không tốt cho quá trình hồi phục.
  • Nên tiếp tục nằm ngửa trong 2 tuần sau khi tháo băng. Hạn chế tối đa việc nằm nghiêng, nằm sấp để tránh làm mũi bị tổn thương, cong vẹo khi chưa ổn định sụn.
  • Không được sờ nắm, ép mũi, gãi ngứa mũi khi vừa tháo băng.
  • Giảm thiểu các hoạt động chạy nhảy, chơi thể thao, bơi lội, massage, xông hơi  cho đến khi mũi lành hoàn toàn.
  • Tiếp tục chế độ ăn uống kiêng cữ để không làm ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của mũi.

Với những thông tin giải đáp vấn đề “Nâng mũi mấy ngày có thể tháo băng?” mà nhiều người đang quan tâm trên, Wiki Thẩm Mỹ hy vọng có thể hỗ trợ phần nào trong quá trình tìm hiểu và chăm sóc hậu nâng mũi của chị em. Nên ghi nhớ, để có thể thực hiện tháo băng yêu cầu quá trình hồi phục của vết thương đã ổn định, các vết khâu đã lành lại. Không được tự ý tháo băng, cắt chỉ tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *