Nâng mũi: thông tin cần biết trước khi sửa mũi đẹp gọn hơn
Rất nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp nâng mũi để thay đổi khuôn mặt của mình và giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trước khi chỉnh sửa mũi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nâng mũi là gì?
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng tăng nhanh. Không chỉ vóc dáng, khuôn mặt là yếu tố được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Để thay đổi hình dáng và tạo nét hài hòa cho khuôn mặt, nhiều người đã tiến hành nâng mũi. Tuy nhiên, phái đẹp cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi thực hiện chỉnh hình mũi để giúp sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên.
Theo các chuyên gia cho biết, nâng mũi là một phẫu thuật thẩm mỹ trên mũi với mục đích thay đổi hình dáng, kích thước của mũi sao cho phù hợp với khuôn mặt. Đây là phương pháp giúp cải thiện những khiếm khuyết về mũi, mang đến cho phụ nữ một chiếc mũi cân đối, đúng tỉ lệ so với cấu trúc của gương mặt.
Một số nghiên cứu cho thấy, nâng mũi có thể cải thiện được các vấn đề về hô hấp ở con người. Phương pháp này có thể cải thiện được những biến dạng do tình trạng chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh gây ra. Bên cạnh đó, việc thẩm mỹ còn giúp thay đổi hình dáng và diện mạo của mũi, giúp gương mặt trở nên cân đối, thu hút người nhìn hơn.
Nếu quyết định nâng mũi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bởi không có điều gì là hoàn hảo. Phẫu thuật nâng mũi có thể mang đến cho bạn vẻ đẹp tự nhiên nhưng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó, bạn cần thảo luận và thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Thông tin cần biết trước khi sửa mũi
Xã hội ngày càng phát triển, việc nâng mũi đã trở nên quen thuộc với nhiều phụ nữ. Hầu hết chị em đều muốn cải thiện các khiếm khuyết trên khuôn mặt của mình để có thể tự tin hơn trong cuộc sống. Nâng mũi cũng là một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó, chị em cần chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và sức khỏe để sớm sở hữu chiếc mũi ưng ý. Dưới đây là một số thông tin, phụ nữ nên biết trước khi tiến hành phẫu thuật chỉnh hình mũi.
1. Yêu cầu cần đạt sau khi nâng mũi
Tiêu chuẩn để đánh giá một chiếc mũi đạt yêu cầu cần đáp ứng các yếu tố sau đây:
- Độ cao sống mũi: từ 9 – 11 mm.
- Độ dài sống mũi: 1/3 chiều dài khuôn mặt (60 – 75 mm).
- Độ cao đầu mũi: 1/2 sống mũi ( 22 – 24mm).
- Chiều cao chóp mũi: chiều cao chiếm 1/2 độ dài mũi.
- Mũi không khiến cho hai góc mắt bị co kéo.
- Dáng mũi hài hòa với cấu trúc của khuôn mặt.
- Sống mũi cao, có độ dốc tự nhiên
- Mũi không bị đỏ, không lộ chất liệu thực hiện.
- Đầu mũi thon, tròn và không có bất cứ sự bất thường nào.
- Chân mũi thẳng, lỗ mũi đều ở hai bên.
2. Các phương pháp nâng mũi
Hiện tại, có rất nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, nhu cầu và cơ địa của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thực hiện thích hợp cho chị em. Dù áp dụng cách chỉnh hình mũi nào, mọi người cũng cần phải tìm hiểu trước thông tin. Một số phương pháp nâng mũi phổ biến được nhiều chị em ưa chuộng như sau:
# Nâng mũi bọc sụn
Phương pháp này kết hợp giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân để có thể tạo dáng mũi cao, không bị bóng đỏ. Đồng thời, dáng mũi dễ dàng sửa lại cho phù hợp với tiêu chuẩn của khuôn mặt, giúp bạn có được gương mặt hài hòa mà không làm thay đổi nhiều về các đường nét vốn có.
# Nâng mũi cấu trúc
Đây là phương pháp giúp điều chỉnh toàn bộ cấu trúc của mũi. Bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi. Đồng thời thu nhỏ đầu mũi và cách mũi để tạo chiếc mũi với chiều cao cân đối, phù hợp với khuôn mặt. Nâng mũi cấu trúc gồm có phương pháp nâng mũi cấu trúc Fascia và nâng mũi cấu trúc sụn sườn.
3. Quy trình phẫu thuật nâng mũi
Khi có ý định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu kỹ các cơ sở thẩm mỹ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Thông thường, những người thực hiện thẩm mỹ mũi sẽ không cần ở lại bệnh viện qua đêm. Chỉ những trường hợp cần thiết, bác sĩ chỉ định ở lại viện để theo dõi sức khỏe.
Trong quá trình nâng mũi, bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Nếu gây mê toàn thân, bạn sẽ ngủ trong suốt thời gian phẫu thuật. Nếu gây mê cục bộ, bạn sẽ được gây tê ở vùng mũi nên không có cảm giác bị đau đớn và vẫn tỉnh táo trong quá trình thực hiện.
Sau khi thực hiện xong bước trên, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bên trong lỗ mũi. Với những ca phẫu thuật khó, bác sĩ sẽ thực hiện các vết cắt trên nền mũi. Tiếp đến là định hình lại phần xương bên trong và sụn. Đây là phương pháp giúp sống mũi cao, cân đối, hài hòa với khuôn mặt của từng người.
4. Các loại phẫu thuật nâng mũi
Hiện tại có một số loại phẫu thuật chỉnh hình mũi như sau:
# Phẫu thuật nâng mũi mở
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mổ vết nhỏ ở dưới chóp mũi hoặc giữa lỗ mũi. Lúc này, bác sĩ sẽ tiếp cần hoàn toàn với cấu trúc của mũi và nhanh chóng điều chỉnh mũi thành hình dạng như mong muốn của bệnh nhân.
Các vết sẹo sau khi phẫu thuật sẽ được giấu vào bên trong mũi và tạo được đường nét hài hòa, tự nhiên cho sống mũi của bạn. Với những người muốn thay đổi nhiều về hình dạng của mũi thì phương pháp này rất phù hợp.
# Phẫu thuật nâng mũi kín
Phương pháp này được thực hiện ở bên trong lỗ mũi. Với những bệnh nhân sửa mũi ít thì sẽ được bác sĩ tư vấn cách phẫu thuật này để cải thiện cấu trúc mũi như mong muốn. Đây là phương pháp không để lại sẹo và giúp dáng mũi hài hòa. Tuy nhiên, cách phẫu thuật này sẽ không thích hợp với ca nâng mũi phức tạp.
# Phẫu thuật điều chỉnh đầu mũi
Đây là phương pháp với kỹ thuật tạo vết cắt trên mũi để định hình lại sống mũi, giúp mũi cao hơn. Cách làm này sẽ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của mũi. Đồng thời khi thực hiện, bác sĩ sẽ phối hợp phương pháp phẫu thuật mở hoặc kín để dễ dàng xử lý hoặc chỉnh hình dáng mũi.
5. Điều cấm kị khi nâng mũi
Ngày nay, nâng mũi không còn quá xa lại với nhiều người. Việc phẫu thuật thẩm mỹ mũi đã không còn bị kị thị và khắt khe nhiều như trước. Phẫu thuật nâng mũi sẽ giúp che đi những khuyết điểm như mũi ngắn, mũi tẹt, mũi hếch, to, thô,… Đây là phương pháp giúp mọi người trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, khi phẫu thuật chỉnh hình mũi, bạn cần chú ý một số điều cấm kị như sau.
# Không nên lạm dụng sụn tai để nâng mũi
Việc sử dụng sụn tai để nâng mũi đã trở nên khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mọi người nên biết, sụn tai (sụn tự thân) có tính chất co rút. Do đó, loại sụn này chỉ phù hợp cho phần đầu mũi để bảo vệ đầu mũi. Nếu sử dụng sụn tai cho sống mũi trong khoảng thời gian dài sẽ gây nhăn nhúm, biến dạng dáng mũi. Do đó, khi muốn nâng sống mũi, bạn nên sử dụng sụn sườn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
# Không lạm dụng sụn nhân tạo để cố kéo dài đầu mũi
Thực tế, sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da. Nếu sử dụng sụn nhân tạo trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho sụn dễ bị tụt xuống. Đồng thời, lớp da đầu mũi cũng trở nên mỏng manh hơn và gây ra tình trạng bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Để kéo dài đầu mũi, bạn nên sử dụng sụn vách ngăn và phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
# Mũi quá mỏng, không nên thực hiện nếu không có vật liệu hỗ trợ
Với những người có vùng da mũi bị mỏng hơn bình thương, khi tiến hành nâng mũi sẽ rất dễ bị bóng đỏ hoặc lộ sống. Do đó, bạn cần kết hợp với những vật liệu hỗ trợ đều bảo vệ mũi của mình. Các chuyên gia cho biết, những loại tế bào được chiết xuất từ da người sẽ có độ tương thích cao với cơ thể và đảm bảo an toàn về lâu dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng vật liệu thích hợp để tạo lớp đệm giữa da mũi và sụn nhân tạo để chiếc mũi được tự nhiên hơn.
# Không nâng cao sống mũi khi xương ở sống mũi quá to, bè hoặc gồ ghề
Nếu mũi của bạn thuộc trường hợp sống mũi có xương quá to, bè, gồ ghề thì nên cân nhắc khi tiến hành nâng mũi. Khi chỉnh hình mũi sẽ khiến cho khuôn mặt không hài hòa. Với tình trạng mũi như vậy, bạn nên tiến hành chỉnh đầu mũi cho thon gọn. Đây là cách giúp bạn có được dáng mũi tự nhiên, thanh mảnh mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc mũi bên trong.
6. Biến chứng khi phẫu thuật nâng mũi
Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định và phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ cũng vậy. Khi thực hiện, bạn sẽ phải đối diện với hàng loạt nguy cơ khác nhau, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng, bạn nên biết trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ mũi.
- Chảy máu cam, khó thở
- Mất cảm giác ở mũi
- Xuất hiện sẹo trên mũi
- Mũi không cân xứng
- Tụ máu ở mắt
- Lộ sống mũi, đầu mũi bị đỏ
- Nhiễm trùng mũi
- Sốt, bầm tím, sưng tấy
- Hoại tử mũi
Với những trường hợp mũi gặp biến chứng, nếu bạn muốn phẫu thuật nâng mũi lần hai, bạn cần phải đợi khi chiếc mũi được phục hồi hoàn toàn. Bệnh nhân có thể mất một năm mới có thể cải thiện lại hình dáng của mũi. Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ giỏi tay nghề để hạn chế thấp nhất mức biến chứng có thể xảy ra.
7. Nguyên nhân gây biến chứng sau nâng mũi
Có 3 nguyên nhân phổ biến gây biến chứng sau khi nâng mũi:
# Sai sót trong quá trình thực hiện nâng mũi
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc phẫu thuật không được sát trùng, không đảm bảo an toàn, không đủ tiêu chuẩn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
# Bác sĩ và ekip thực hiện nâng mũi
Thực tế, rất nhiều cơ sở y tế “chui” có đội ngũ bác sĩ không đảm bảo yêu cầu về trình độ và kỹ thuật. Do đó gây tổn thương mô, biến dạng mũi và khiến cho bệnh nhân có thể bị hoại tử mũi.
# Tác động thô bạo khi nâng mũi
Một số kỹ thuật thực hiện không đảm bảo yêu cầu, tác động vào vùng mũi quá thô bạo sẽ khiến cho mũi bị méo lệch. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt sụn quá ngắn hoặc quá dài sẽ làm lệch tổng thể của chiếc mũi và dễ dàng gây tổn thương mũi.
# Quá trình chăm sóc mũi không đúng cách
Việc không tuân thủ đúng quy trình chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật cũng dẫn đến hệ quả đáng tiếc. Chiếc mũi của bạn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử. Ngoài ra, một số người có cơ địa không phù hợp, không thích ứng được với chất liệu nâng mũi cũng có thể gây biến chứng.
# Nguyên nhân khác
Một số người sau khi nâng mũi có dấu hiệu bị sốt, cảm, viêm họng,… Tình trạng này đã khiến cho các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chỉ cần người bệnh cử động mũi nhiều cũng sẽ gây lệch sống mũi và đứng trước nguy cơ biến chứng.
8. Xử lý biến chứng sau khi nâng mũi
Khi gặp phải tình trạng biến chứng sau khi nâng mũi, bạn đừng quá lo lắng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước hết, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ biến chứng, bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý kịp thời. Cụ thể, một số cách xử lý biến chứng, bạn đọc có thể tìm hiểu.
- Mũi bị vẹo lệch: Bác sĩ sẽ tiến hành mổ lại và tạo khoang mũi mới để đặt sống mũi cho phù hợp.
- Mũi bị lộ sống, lộ phần đầu: Tháo phần sụn để vệ sinh làm sạch và cấy khoang cho đến khi mũi phục hồi bình thường trở lại. Khoảng 6 tháng đến 1 năm, bệnh nhân mới có thể phẫu thuật cải thiện dáng mũi.
- Biến dạng nặng ở mũi: Bác sĩ sẽ chỉnh sửa theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ mũi bị biến dạng.
- Mũi bị bong đỏ: Thay sống mũi mềm hơn, có thể sử dụng sụn tự thân hoặc ghép mô (nếu cần thiết). Cách làm này sẽ được bác sĩ chỉ định nếu mũi bị bong đỏ nhiều hay ít.
9. Phục hồi sau khi nâng mũi
Sau khi tiến hành nâng mũi, bạn cần phải có chế độ chăm sóc mũi cẩn thận để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cần biết, chiếc mũi sau khi phẫu thuật sẽ bị sưng tấy. Đồng thời, bạn phải đeo nẹp ở bên trong mũi vào tuần đầu tiên.
Các vết bầm xung quanh mũi cũng sẽ được cải thiện sau 2 – 3 ngày. Do đó, bạn không nên quá lo lắng và tuyệt đối không được áp dụng các mẹo dân gian để làm giảm sưng. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở mũi.
Khoảng 6 tháng sau, mũi sẽ trở lại bình thường. Bên cạnh đó, mũi lành hoàn toàn và hình dạng trở nên rõ ràng hơn. Trong khoảng thời gian này, bạn không nên hoạt động quá mức. Nếu mũi không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể hoạt động trở lại sau 2 – 3 tuần. Ngoài ra, nếu mũi bị chảy nước hoặc viêm nhiễm, bạn cần tiến hành thăm khám để bác sĩ kiểm tra gấp.
10. Nâng mũi giá bao nhiêu tiền?
Chi phí nâng mũi là một trong những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Một chiếc mũi thon gọn, cao, phù hợp với gương mặt sẽ giúp bạn trở nên thu hút và đầy tự tin. Tuy nhiên, mức chi phí nâng mũi phù thuộc khá nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở y tế, tay nghề bác sĩ, cơ địa từng người, mức độ chỉnh sửa nhiều hay ít,… Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành nâng mũi.
Thông thường, mức giá nâng mũi sẽ dao động từ 25.000.000 – 70.000.000 đồng. Điều này còn tùy thuộc vào phương pháp bạn nâng mũi bọc sụn hoặc nâng mũi cấu trúc. Tốt nhất, bạn nên tham khảo trước mức giá và chọn địa chỉ nâng mũi uy tín. Tuyệt đối không được đến các cơ sở y tế chưa có giấy phép hoạt động khiến “tiền mất, tật mang”.
Bên cạnh đó, nâng mũi là một tiểu phẫu. Tuy nhiên, nếu bạn tác động và thực hiện chỉnh hình mũi quá nhiều lần sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Đồng thời, bệnh nhân còn phải đối diện với nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Trước hết, bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc nâng mũi. Ngày nay, không chỉ phụ nữ mà nam giới đều có nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết để có thể an tâm hơn và tránh được các biến chứng xảy ra. Đồng thời, sau khi nâng mũi, bạn nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm sở hữu dáng mũi cân đối như mơ ước.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!