Nâng mũi bị tử vong: Những nguy cơ khi phẫu thuật cần phải biết
Nâng mũi bị tử vong là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong thời gian gần đây. Sau những sự việc thương tâm xảy ra khi phẫu thuật nâng mũi đã khiến nhiều chị em lo ngại khi làm đẹp bằng phương pháp này. Nếu bạn đang có mong muốn sửa mũi nhưng chưa thật sự an tâm về quá trình thực hiện. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau để có những chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định.
Nâng mũi bị tử vong – thực trạng báo động
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến với quy trình thực hiện không quá khó khăn, phương pháp này trong một thời gian dài luôn được nhiều chị em yêu thích làm đẹp tìm đến. Nhưng gần đây, những tai nạn gây biến chứng nặng về hình dáng, cấu trúc mũi, thậm chí nâng mũi bị tử vong đã đánh lên một hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của phương pháp này.
Nâng mũi có thật sự là một phương pháp làm đẹp an toàn? Đứng trước những sự việc thương tâm xảy ra trong quá trình thẩm mỹ nâng mũi, vấn đề này lại một lần nữa được đặt ra. Thực chất, nâng mũi là một kỹ thuật chỉnh hình tạo dáng an toàn. Quá trình này chỉ tác động lên các mô ở vùng mũi nên sẽ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Nhưng nếu nâng mũi sai cách, không đảm bảo những điều kiện tiêu chuẩn trong y tế thì đây chính là con dao hai lưỡi tạo nên những hậu quả không thể lường trước được. Điển hình như các biến chứng vĩnh viễn là biến dạng mũi, gãy mũi,… hoặc nặng hơn là tử vong.
Một quá trình làm đẹp an toàn phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng hơn hết là bạn phải có một nhận thức chính xác về nâng mũi, hiểu rõ về việc những quy trình cũng như tìm một địa chỉ thẩm mỹ uy tín. Với hiện trạng các cơ sở làm đẹp kém chất lượng đang xuất hiện ngày một nhiều và khó kiểm soát, bạn phải có một lựa chọn chính xác để tránh “tiền mất – tật mang”.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nâng mũi bị tử vong?
Như đã nói ở trên, nâng mũi là một phương pháp làm đẹp an toàn, vậy tại sao nâng mũi vẫn dẫn đến tử vong? Đúng là nâng mũi không nguy hiểm, nhưng nếu quá trình thực hiện không đảm bảo chất lượng thì vẫn dẫn đến những tai nạn khó tránh khỏi. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến quá trình nâng mũi trở nên nguy hiểm khi thực hiện.
Công nghệ nâng mũi và chất liệu sụn
Hiện nay, công nghệ nâng mũi ra đời ngày một đa dạng để có thể đủ đáp ứng cho những tình trạng khuyết điểm mũi khác nhau. Cùng với đó là sự xuất hiện của các chất liệu sụn có cấu tạo và chức năng riêng biệt. Chính vì vậy, ở mỗi trường hợp nâng mũi, sẽ có những phương pháp nhất định, sử dụng chất liệu độn cụ thể để mang lại kết quả tốt nhất.
Nếu chọn công nghệ nâng mũi không đúng với tình trạng mũi phải sửa sẽ đem đến một chuỗi hệ lụy không đáng có. Cụ thể trong tình trạng nhẹ nhất là tổng thể khuôn mặt sẽ không được hài hòa như mong đợi, dáng mũi đơ, thô cứng làm mất vẻ thẩm mỹ.
Nếu nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như kích ứng sụn, mũi biến dạng, hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vết thương, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Thậm chí, nguy hiểm nhất là có thể bị mất máu, dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ và tử vong khi không ứng cứu kịp thời.
Tay nghề bác sĩ
Một nguyên nhân không thể bỏ qua dẫn đến những tai nạn khi nâng mũi là tay nghề của bác sĩ thực hiện nâng mũi. Nếu quá trình phẫu thuật được một bác sĩ có tay nghề kém, không có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý tình huống có thể dẫn đến những nguy hiểm như:
- Chảy máu nhiều: do tay nghề kém, thao tác sai làm tổn thương đến các vùng mô lân cận. Có thể làm ảnh hưởng đến các các cơ quan xung quanh mũi như mắt, miệng nếu không biết xử lý chính xác.
- Phản ứng với thuốc: đây là trường hợp thường thấy nếu bác sĩ không cho tiến hành kiểm tra phản ứng cơ thể với thuốc cũng như sụn độn trước phẫu thuật. Tình trạng sẽ chuyển biến nặng và rất nguy hiểm nếu cơ địa của bệnh nhân không thể thích ứng được với các loại thuốc gây tê hay chất liệu độn mũi.
- Tư vấn sai phương pháp: đây là nguyên nhân dẫn đến việc chọn sai công nghệ nâng mũi cũng như chất liệu sụn nếu bác sĩ không có kỹ năng chuyên môn trong việc đánh giá trước phẫu thuật.
Cơ sở vật chất trang thiết bị
Với cơ sở vật chất y tế đầy đủ, đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình thực hiện phẫu thuật sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ tai nạn xảy ra. Nhưng ở những địa chỉ thẩm mỹ nhỏ, lẻ, hoạt động chui cùng trang thiết bị không đáp ứng đủ cho việc nâng mũi thì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thực tế có thể cho thấy, hầu hết các tai nạn khi nâng mũi đều xuất phát từ các cơ sở thẩm mỹ không chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ lẻ thậm chí chưa có giấy phép hành nghề. Bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những địa điểm uy tín trên thị trường để quá trình thực hiện nâng mũi thêm đảm bảo.
Tình trạng sức khỏe người nâng mũi
Ở một số trường hợp, khách hàng thực hiện nâng mũi ngay khi bản thân đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hay cơ thể có dễ bị kích ứng khi có sự xâm lấn, can thiệp từ bên ngoài. Trong những tình huống này, khi tiến hành phẫu thuật có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm ngay trên bàn mổ. Nhẹ thì kéo dài thời gian nâng mũi, nặng thì biến chứng về sức khỏe cũng như kết quả nâng mũi, còn nếu như không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến tử vong khi phẫu thuật.
Trước một cuộc phẫu thuật bất kỳ, dù là lớn hay nhỏ, bạn cần phải nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Thăm khám kỹ xem bản thân có kích ứng với các loại thuốc sử dụng trong phẫu thuật hay không. Và báo rõ với bác sĩ tình hình của bản thân nếu bạn có cơ địa dữ, dễ dị ứng. Đây luôn là bước chuẩn bị cần thiết trong mỗi quá trình làm đẹp.
Những nguy cơ khi nâng mũi cần phải biết
Khi chuẩn bị thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bạn cần phải nắm rõ một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tình trạng mũi cũng hay nhan sắc như:
Sưng to đầu mũi, phù nề, ứ dịch
Thông thường, sau khi nâng mũi tình trạng sưng to, phù nề sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, thực hiện sai phương pháp sẽ khiến tình trạng này kéo dài hơn, thậm chí xuất hiện ứ dịch, đau nhức liên tục.
Ở trường hợp tình trạng này kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, đi kèm đau nhức sưng phù, ứ dịch có mùi hôi bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, ngăn chặn những biến chứng tai hại hơn.
Mũi bị nhiễm trùng
Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ thực hiện cố định vùng mũi bằng nẹp để tránh tổn hại đến hình dáng sống mũi. Tuy nhiên, nếu trong quá trình phẫu thuật các dụng cụ sử dụng không được sát khuẩn đúng cách và an toàn sẽ làm vi khuẩn tấn công vào trong vết thương. Từ đó tạo hiện tượng chảy máu, dịch tràn ra từ vùng cố định, không có dấu hiệu hồi phục, nhiễm trùng mũi nặng, nếu kéo dài sẽ tăng khả năng hoại tử sau nâng.
Nhiễm trùng mũi có thể xem là một trong các biến chứng thường gặp sau nâng mũi, nhưng không thể vì vậy mà không quan tâm theo dõi, khắc phục sớm. Nếu để lâu, đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nặng hơn, làm biến dạng cũng như suy giảm chức năng của mũi.
Sống mũi biến dạng
Sống mũi lệch, vẹo, lung lay không chắc chắn cũng là một biến chứng có thể thấy ở nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã đặt sóng sụn không đúng vị trí, hoặc va chạm mạnh trong quá trình chăm sóc đã vô tình làm lệch sụn khỏi vị trí ban đầu.
Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được nắn chỉnh và cố định lại sống mũi cho ngay bằng nẹp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện trễ thì có thể là do sự can thiệp quá mức của vách ngăn hai bên mũi, cần phải thực hiện đặt lại sụn để khôi phục. Trong tình trạng xấu nhất, mũi bạn không còn đủ khả năng chống đỡ để thực hiện đặt sụn thì phải duy trì tình trạng này vĩnh viễn.
Thủng da đầu mũi, lòi sụn
Da đầu mũi, sống mũi bị thủng làm lòi sụn, lộ đầu sụn là biến chứng xảy ra do tay nghề bác sĩ kém, không nắm rõ các kỹ năng khi đặt sụn. Làm sụn đặt sai vị trí, quá nông hoặc có khi lại sử dụng sụn có kích thước không phù hợp. Khi xuất hiện biến chứng này, cần can thiệp khắc phục sớm để ngăn chặn khả năng hoại tử.
Mũi lộ sóng, bóng đỏ
Bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng thường xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm nâng mũi. Do sử dụng vật liệu độn không thích hợp nên tạo áp lực lớn lên vùng da mũi. Sau một thời gian tác động vùng da này sẽ bị bào mòn và mỏng dần dẫn tới hiện tượng lộ sóng, nhìn thấy rõ vật liệu độn, bóng đỏ đầu mũi.
Biến chứng này chỉ có thể thực hiện nâng mũi lại, tháo bỏ sụn cũ đi để thay bằng chất liệu phù hợp hơn, ít tác động lên mũi. Trong quá trình này có thể ghép thêm sụn tự thân hoặc mô da nhân tạo để hỗ trợ cải thiện tình trạng mỏng da đầu mũi.
Đầu mũi co rút, ngắn hếch
Do áp dụng các kỹ thuật nâng mũi không phù hợp với tình trạng của mũi nên sau một thời gian sẽ khiến đầu mũi bị co rút, ngắn hếch lại. Tình trạng này sẽ làm biến dạng cấu trúc và hình dáng mũi làm cho thời gian duy trì kết quả nâng mũi ngắn hơn dự kiến. Không chỉ làm tốn thời gian điều trị còn gây ảnh hưởng thẩm mỹ mũi.
Những trường hợp nên cân nhắc khi nâng mũi
Dù nâng mũi không phải phương pháp thẩm mỹ nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp về sức khỏe sau đây nếu thực hiện nâng mũi sẽ dẫn đến những biến chứng không thể kiểm soát được.
Người có các bệnh tim mạch, tiểu đường
Đối với những trường hợp bị tim mạch hoặc tiểu đường, các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện nâng mũi. Nguyên nhân chính là do trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê. Nếu mắc các bệnh về tim mạch thì nguy cơ sốc phản vệ và tim ngừng đập là rất lớn. Nếu như không được cấp cứu kịp thời thì việc nâng mũi cũng bị tử vong.
Ở trường hợp bệnh tiểu đường sẽ gặp tình trạng máu khó đông, dù cho là thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ tiên tiến, uy tín cũng không thể đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối. Đặc biệt là tình trạng không cầm được máu khi phẫu thuật.
Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang trong thời gian hành kinh
Trong thời gian hành kinh hoặc có thai, cơ thể phụ nữ đang trong giai đoạn mất máu nhiều, hoocmon thay đổi mạnh. Nếu thực hiện nâng mũi này sẽ khiến quá trình thực hiện bị kéo dài. Chưa kể đến, sau khi phẫu thuật cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh chuyên dụng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.
Người bệnh huyết áp và chưa đủ 18 tuổi
Ở người bệnh huyết áp nguy cơ xảy ra rủi ro khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi được đánh giá là cao hơn người bình thường gấp nhiều lần. Còn ở trẻ chưa đủ 18 tuổi, đây là giai đoạn phát triển của cơ thể nên không thể nâng mũi vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cấu trúc xương mũi sau khi nâng.
Tình trạng nâng mũi bị tử vong là rủi ro có thể xảy ra nếu quá trình phẫu thuật không được đảm bảo về chất lượng cũng như sự an toàn. Nếu có ý định nâng mũi nhưng vẫn còn lo lắng về tính an toàn của phương pháp này, tốt nhất bạn phải có một bước tìm hiểu chuẩn bị thật tốt. Không tìm đến những cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ, không đảm bảo về chất lượng cũng như tay nghề bác sĩ. Chúc bạn có một quá trình làm đẹp an toàn và hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!