Nâng Mũi Sụn Sườn Là Gì? Có Vĩnh Viễn Không? Điều Cần Biết

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp sử dụng 100% sụn tự thân để tạo hình sống mũi và dáng mũi. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các kỹ thuật nâng mũi truyền thống. Nếu đang băn khoăn khi lựa chọn các phương pháp nâng mũi, thông tin về kỹ thuật nâng mũi này cùng với chi phí, quy trình,… sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

nâng mũi sụn sườn là gì
Nâng mũi sụn sườn là một trong những phương pháp nâng mũi được yêu thích nhất hiện nay

Nâng mũi sụn sườn là gì? Chất liệu sử dụng để nâng mũi

Nâng mũi sụn sườn là một trong những phương pháp nâng mũi sụn tự thân được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này sử dụng 100% sụn tự thân thay vì dùng chất liệu nhân tạo để cải thiện độ cao của sống mũi. Trong kỹ thuật nâng mũi sụn sườn, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sườn nằm ở xương sườn số 6, 7 hoặc 8 để nâng sống mũi.

Sụn sườn có kết cấu cứng và dễ tạo hình hơn so với sụn tai. Do đó, bác sĩ có thể dùng 100% sụn sườn để nâng cao sống mũi và tạo hình đầu mũi thay vì dùng sụn nhân tạo hay sụn tai. Sụn tai có kết cấu khá mềm, dẻo nên không thể nâng cao sống mũi mà chủ yếu được dùng để bọc đầu mũi và bắt buộc phải sử dụng kết hợp với sụn nhân tạo. Chính vì vậy, sau một thời gian, sụn tai sẽ bị teo rút khiến cho mũi bị biến dạng, cong vẹo.

Việc sử dụng sụn sườn để nâng mũi ra đời với mong muốn khắc phục những khuyết điểm và hạn chế của các phương pháp khác. Vì sử dụng 100% sụn tự thân nên phương pháp này mang lại hiệu quả cao, không xảy ra tình trạng kích ứng, dị ứng và đào thải.

Tuy nhiên, nâng mũi sụn sườn phải sử dụng sụn sườn của chính khách hàng nên quy trình khá phức tạp, chi phí cao và đòi hỏi khách hàng phải đáp ứng đủ những yêu cầu về sức khỏe.

Khi nào nên nâng mũi sụn sườn?

Nâng mũi sụn sườn có thể cải thiện các khuyết điểm như mũi tẹt, đầu mũi tròn, mũi cong, vẹo do chấn thương, tai nạn,… Ngoài ra, phương pháp này còn là giải pháp khắc phục trường hợp mũi hỏng do nâng mũi ở những cơ sở kém chất lượng, mũi cong, vẹo do teo rút sụn tai và sụn nhân tạo.

Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không
Trường hợp mũi tẹt, dáng mũi cong, vẹo, mất cân đối,… có thể nâng mũi sụn sườn để cải thiện

Những trường hợp có thể nâng mũi sụn sườn:

  • Mũi có nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, tẹt, mũi cong, vẹo do bẩm sinh hoặc do tai nạn.
  • Trường hợp mũi hỏng do phẫu thuật ở những cơ sở kém chất lượng có thể khắc phục bằng phương pháp nâng mũi sụn sườn.
  • Những người đã nâng mũi nhưng mũi bị teo rút sụn tai và sụn tự thân sau một thời gian, đầu mũi bóng đỏ,… nên xem xét nâng mũi sụn sườn để cải thiện hình dáng mũi.
  • Người muốn tìm kiếm phương pháp nâng mũi an toàn và cho hiệu quả lâu dài
  • Những trường hợp bị dị ứng với sụn nhân tạo cũng có thể dùng sụn sườn tự thân để tránh biến chứng, rủi ro.

Sử dụng sụn sườn làm chất liệu nâng mũi có thể khắc phục hầu hết những khuyết điểm của mũi, kể cả trường hợp đã từng nâng mũi và gặp phải các biến chứng do phẫu thuật ở những cơ sở kém chất lượng. Do đó, bạn có thể xem xét phương pháp này nếu muốn cải thiện khuyết điểm mũi tẹt, sống mũi thấp, cánh mũi to dày và mũi quá to hoặc quá nhỏ dẫn đến mất cân đối so với khuôn mặt.

Chống chỉ định nâng mũi sụn sườn

Các phương pháp nâng mũi thông thường diễn ra khá nhanh chóng vì chỉ sử dụng sụn tai hoặc sụn nhân tạo. Tuy nhiên, với kỹ thuật nâng mũi, này bác sĩ phải phẫu thuật để lấy sụn ở xương sườn số 6, 7 hoặc 8. Vì quy trình phức tạp và mức độ xâm lấn cao nên phương pháp này không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Có các vấn đề về tim mạch
  • Tuổi quá cao
  • Mắc các bệnh lý mãn tính như suy gan, tiểu đường, suy thận, rối loạn đông máu,…
  • Người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, nâng mũi sụn sườn cũng có chống chỉ định tương đối với những trường hợp sau:

  • Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Đang mắc các bệnh viêm nhiễm
  • Sử dụng thuốc chống đông máu và các loại thuốc gây ức chế tập kết tiểu cầu trong vòng 14 ngày
  • Hút thuốc lá thường xuyên, nghiện bia rượu,…
  • Tinh thần bất ổn, hoảng loạn và có dấu hiệu kích động

Những trường hợp này cần phải ngưng thuốc, tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia trong ít nhất 14 – 30 ngày trước khi phẫu thuật. Nếu đang bị viêm nhiễm và tinh thần không ổn định, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị dứt điểm trước khi quay trở lại bệnh viện để được tư vấn và thực hiện nâng mũi sụn sườn.

Quy trình nâng mũi sụn sườn đạt tiêu chuẩn

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp nâng mũi phức tạp nhất hiện nay. Do đó, quy trình thực hiện phương pháp này sẽ trải qua khá nhiều công đoạn và thời gian thực hiện cũng lâu hơn so với các phương pháp thông thường. Nắm rõ quy trình sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo trước khi phẫu thuật.
Các bước tiến hành kỹ nâng mũi bằng sụn sườn đúng tiêu chuẩn:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng mũi. Sau khi xác định khuyết điểm ở mũi và các biến chứng (nếu có), bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng về phương pháp. Đối với khách hàng chưa từng nâng mũi, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ về ưu nhược điểm của từng phương pháp để khách hàng có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Biến chứng nâng mũi sụn sườn
Trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá cụ thể dáng mũi của từng khách hàng

Còn với những trường hợp đã nâng mũi nhưng mũi cong vẹo do sụn teo rút, sống mũi lệch do chấn thương, va chạm sẽ được chỉ định nâng mũi sụn sườn để mang lại kết quả tốt nhất.

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ cũng sẽ sàng lọc một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, nghiện rượu bia, dùng thuốc chống đông, tiền sử bệnh lý,… để đảm bảo quá trình phẫu thuật không xảy ra bất cứ biến chứng gì. Với những khách hàng chống chỉ định với nâng mũi sụn sườn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác an toàn hơn hoặc đề nghị khách hàng đến bệnh viện điều trị cho đến khi tình trạng ổn định.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Trước khi phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe. Như đã đề cập, phương pháp này khá phức tạp và bắt buộc phải lấy sụn ở xương sườn số 6, 7 và 8. Do đó, khách hàng sẽ được xét nghiệm kỹ lưỡng trước khi can thiệp phẫu thuật.

Bước 3: Đo vẽ tỷ lệ cấu trúc mũi

Sau khi xác định khách hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ đo vẽ tỷ lệ mũi sao cho hài hòa và cân đối với khuôn mặt. Tỷ lệ mũi sẽ được đo bằng cách xác định chiều dài, chiều rộng mũi, khoảng cách đến chân mày, mắt và miệng.
Đo vẽ tỷ lệ mũi sẽ giúp cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, đây là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sau khi phẫu thuật.

Bước 4: Thực hiện lấy sụn sườn

Xương sườn số 6, 7 và 8 nằm ở bên dưới ngực. Để lấy sụn sườn, khách hàng sẽ được gây mê và bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ dưới chân ngực với kích thước từ 2 – 3cm, sau đó lấy một phần sụn sườn theo kích thước đã được tính toán trước.

nâng mũi sụn sườn giá bao nhiêu
Sau khi lấy sụn sườn, bác sĩ sẽ tạo hình sụn trước khi sử dụng để nâng mũi

Phần sụn sườn sau khi được lấy ra sẽ trải qua các công đoạn như cắt gọt, mài và chỉnh hình sao cho phù hợp với cấu trúc mũi. Sụn sườn có độ cứng nhất định nên quá trình tạo hình diễn ra khá thuận lợi, nhờ vậy sụn có thể ôm sát lấy sống mũi tạo ra dáng mũi mềm mại và tự nhiên.

Bước 5: Tiến hành nâng mũi

Sau khi chỉnh hình sụn sườn, bác sĩ sẽ rạch đường nhỏ qua trụ mũi, bóc tách phần mô da để tạo khoảng trống cho sụn sườn. Đặt sụn sườn vào bên trong và điều chỉnh cho phù hợp, sau đó khâu lại bằng chỉ phẫu thuật. Đối với những trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm, bác sĩ sẽ kết hợp mài sống mũi với cắt gọn cánh mũi và tạo hình đầu mũi.

Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi nâng mũi sụn sườn, khách hàng phải ở lại bệnh viện trong 48 giờ để theo dõi. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại mũi và tư vấn kỹ về cách chăm sóc tại nhà để đảm bảo vết thương nhanh lành, tránh viêm nhiễm và các biến chứng hậu phẫu khác. Ngoài ra, khách hàng cũng cần quay trở lại bệnh viện để được tái khám và cắt chỉ.

Nâng mũi sụn sườn có ưu – nhược điểm gì?

Hiện nay, các bệnh viện thẩm mỹ đều đang áp dụng nhiều phương pháp nâng mũi hiện đại. Với quá nhiều lựa chọn, không ít người gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.

Nếu đang băn khoăn có nên nâng mũi sụn sườn hay không, những thông tin về ưu điểm – nhược điểm của phương pháp này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định.

1. Ưu điểm

Có thể nói, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất. Kỹ thuật thẩm mỹ này ra đời muộn với mong muốn khắc phục được những hạn chế của những kỹ thuật nâng mũi truyền thống.

Ưu điểm của nâng mũi sụn sườn:

– Tương thích cao, không dị ứng và kích ứng:

Hiện nay, các loại sụn nhân tạo được sử dụng để nâng mũi đã được cải tiến nhiều nhằm tăng tính tương thích. Tuy nhiên trên thực tế, những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể bị dị ứng và kích ứng với sụn nhân tạo. Thậm chí một số trường hợp còn xảy ra hiện tượng đào thải sau một thời gian ngắn.

Nâng mũi sụn sườn sử dụng 100% sụn tự thân được lấy từ xương sườn số 6, 7 và 8 nên an toàn tuyệt đối. Vì dùng sụn tự thân nên hầu như không xảy ra hiện tượng kích ứng và dị ứng. Bên cạnh đó, phương pháp nâng mũi này cũng có thời gian phục hồi nhanh hơn do cơ thể dễ dàng tiếp nhận sụn thay vì phải một thời gian dài như khi sử dụng sụn nhân tạo.

Sụn nhân tạo sẽ bị biến dạng, teo rút và đào thải sau khoảng 7 – 10 năm do cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, với sụn sườn, sụn sẽ phát triển đồng nhất và hòa hợp với các sụn mũi, xương và mô da. Sau một khoảng thời gian dài, cấu trúc mũi sẽ trở nên chắc chắn hơn và hoàn toàn không xảy ra hiện tượng đào thải sụn, đầu mũi bóng đỏ, mũi cong vẹo,…

– Không gặp phải biến chứng mũi bóng đỏ:

Như đã đề cập, nâng mũi sụn sườn sử dụng 100% sụn tự thân nên không xảy ra hiện tượng mũi bóng đỏ. Trong đó, các phương pháp nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo sẽ gặp phải biến chứng này sau một thời gian ngắn.

Nguyên nhân là do sụn nhân tạo ma sát liên tục với da khiến cho đầu mũi mỏng dần, đỏ, bóng và đau rát. Trường hợp nặng có thể xảy ra tình trạng lòi sụn, sống mũi cong vẹo và cấu trúc mũi biến dạng.

Với những trường hợp nâng mũi bọc sụn (sử dụng sụn tai), sụn sẽ có hiện tượng teo rút theo thời gian khiến cho mũi bị biến dạng. Do đó, những trường hợp nâng mũi bằng các phương pháp này đều sẽ phải phẫu thuật lại sau 7 – 15 năm.

– Dáng mũi đẹp và tự nhiên:

Các loại sụn nhân tạo có thể tạo dáng sống mũi cao nhưng thiếu đi sự mềm mại. Trường hợp kết hợp sụn nhân tạo và sụn tai bọc đầu mũi sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, do sụn tai và sụn nhân tạo là 2 khối rời rạc nên về cơ bản, dáng mũi vẫn không thể tự nhiên hoàn toàn.

ưu nhược điểm của nâng mũi bằng sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn cho dáng mũi thanh thoát, mềm mại và tự nhiên hơn các phương pháp khác

Trong khi đó, nâng mũi sụn sườn sử dụng 100% sụn tự thân và sụn sẽ được bác sĩ chỉnh hình kỹ lưỡng trước khi đặt vào mũi. Nhờ sử dụng khối sụn đồng nhất, sụn có đặc tính khá cứng và độ mềm dẻo nhất định nên phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Sau khi phẫu thuật khoảng 1 – 2 tháng, dáng mũi sẽ trở nên tự nhiên và gần như không lộ dấu vết thẩm mỹ.

– Hiệu quả lâu dài:

Hầu hết các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đều chỉ duy trì kết quả được một thời gian nhất định. Sau thời gian này, cần phải phẫu thuật lại để tránh biến chứng và giữ được vẻ đẹp vốn có.

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp sử dụng 100% sụn tự thân để nâng cao sống mũi. Nếu chăm sóc đúng cách, kết quả có thể kéo dài trong hàng chục năm và không phải phẫu thuật lại. Thực tế, nhiều trường hợp khi tái phát, bác sĩ nhận thấy sụn sườn phát triển đồng nhất với sụn tai, mô da và xương tạo nên cấu trúc vững chắc không khác gì mũi thật.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, nâng mũi sụn sườn trở thành một trong những phương pháp được yêu thích hiện nay. Phương pháp này có thể thực hiện cho cả nam và nữ giới muốn sở hữu dáng mũi thanh thoát, cân đối và hài hòa với cấu trúc khuôn mặt.

2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, nâng mũi sụn sườn cũng có một số nhược điểm như:

  • Chi phí cao: việc sử dụng sụn sườn chình hình dàng mũi có quy trình phức tạp và yêu cầu cao về năng lực của bác sĩ thực hiện. Do đó, chi phí của phương pháp này thường cao hơn khá nhiều so với các kỹ thuật nâng mũi khác. Đây cũng là lý do nhiều người lựa chọn các phương pháp khác vì không đủ chi phí để nâng mũi sụn sườn.
  • Thời gian thực hiện lâu: Nếu như nâng mũi bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ chỉ cần sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi thì với nâng mũi sụn sườn, bác sĩ phải tiến hành lấy sụn và điều chỉnh dáng sụn phù hợp trước khi đặt vào cấu trúc mũi. Vì những lý do này, thời gian thực hiện sẽ lâu hơn so với các phương pháp thông thường.
  • Không phù hợp với nhiều đối tượng: Nâng mũi sụn sườn bắt buộc phải gây mê thay vì chỉ gây tê như các phương pháp khác. Do đó, khách hàng chỉ có thể thực hiện phương pháp này khi đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe. Kỹ thuật nâng mũi này chống chỉ định với những người mắc các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu và người có các bệnh lý về gan, thận nặng.

Trên thực tế, chi phí cao là nhược điểm được quan tâm nhất với những người có ý định nâng mũi sụn sườn. Các hạn chế còn lại gần như không ảnh hưởng đến quyết định khi lựa chọn phương pháp nâng mũi.

Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không? Có bị teo lại không?

Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không? Có bị teo lại không? là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Với chi phí cao hơn các phương pháp khác, nhiều khách hàng hy vọng tìm kiếm được phương pháp nâng mũi cho hiệu quả lâu dài.

Như đã đề cập, phương pháp này sử dụng 100% sụn tự thân nên không xảy ra hiện tượng đào thải và sụn sẽ phát triển hợp nhất với xương, mô da và sụn mũi. Nếu biết cách chăm sóc, cấu trúc mũi sẽ được củng cố và trở nên bền vững theo thời gian. Do đó, nâng mũi sụn sườn có thể cho hiệu quả vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách và cơ địa lành, không xảy ra tình trạng đào thải.

Vì sử dụng sụn sườn của chính khách hàng nên quá trình nâng mũi hoàn toàn không xảy ra hiện tượng kích ứng và dị ứng. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật, sụn sườn sẽ tiếp tục phát triển, hoàn toàn không xảy ra hiện tượng teo rút. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ bởi sụn có thể bị cong vẹo, lệch do tác động của ngoại lực trong quá trình sinh hoạt hoặc biến dạng do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị.

Nâng mũi sụn sườn có giá bao nhiêu? Chi phí cụ thể

Nâng mũi sụn sườn có chi phí cao hơn so với các phương pháp khác. Theo khảo sát, chi phí thực hiện phương pháp này sẽ dao động từ 55.000.000 – 75.000.000 đồng tùy vào cơ sở thực hiện. Chi phí cũng có thể cao hơn nếu bạn kết hợp nâng mũi với mài sống mũi, cắt gọn cánh mũi, tạo dáng lỗ mũi,…

nâng mũi bằng sụn sườn có bị teo lại không
Chi phí nâng mũi sụn sườn sẽ phụ thuộc vào cơ sở thực hiện và tình trạng mũi cụ thể của từng khách hàng

Nếu so sánh về mức giá, rõ ràng nâng mũi sụn sườn có chi phí cao gấp 2 – 3 lần so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này gần như không phải thực hiện lại. Trong khi đó, trường hợp nâng mũi bằng sụn nhân tạo và nâng mũi bọc sụn đều phải phẫu thuật lại sau một thời gian. Vì vậy, chi phí thực hiện chỉnh hình mũi bằng sụn sườn không quá đắt đỏ so với hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Bộ Y tế chỉ cấp phép nâng mũi sụn sườn cho các bệnh viện thẩm mỹ. Vì vậy, bạn cần tránh thực hiện ở các spa và thẩm mỹ viện nhỏ do quá trình gây mê có thể xảy ra biến chứng. Nếu không có đủ máy móc, thiết bị và bác sĩ không được đào tạo chuyên sâu, bạn có thể đối mặt với các biến chứng, di chứng không thể khắc phục.

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp nâng mũi được ưa chuộng với nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ lưỡng và quan trọng nhất là lựa chọn bệnh viện uy tín. Bên cạnh đó, cần đề phòng với các cơ sở quảng cáo nâng mũi giá rẻ bởi phương pháp này rất phức tạp và yêu cầu cao về đội ngũ bác sĩ, máy móc, thiết bị,…

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *