Nâng mũi rồi có tiêm Filler được không? Giải đáp từ bác sĩ
Nâng mũi rồi có tiêm Filler được không là thắc mắc của nhiều chị em sau khi nâng mũi nhưng kết quả chưa ưng ý, muốn áp dụng những biện pháp không phẫu thuật để cải thiện lại. Cùng tìm lời giải đáp của câu hỏi này qua những thông tin tổng hợp lại từ các bác sĩ uy tín dưới đây.
Tiêm Filler là gì? Có an toàn không?
Tiêm Filler là gì?
Filler là chất làm đầy được sử dụng rộng rãi trong phương pháp nâng mũi không phẫu thuật. Chất này có cấu tạo chính từ Hyaluronic được chứng nhận an toàn của bộ y tế về khả năng tương thích cao, an toàn khi tồn tại trong cơ thể.
Tiêm Filler là quá trình đưa chất làm đầy vào mũi nhằm nâng cao và tạo sống mũi. Thông qua thiết bị kim tiêm chuyên dụng một lượng Filler vừa đủ sau khi bơm vào sẽ được nắn chỉnh mô mềm tạo hình dáng mũi được cao thẳng như ý.
Tiêm Filler có an toàn không?
Tiêm Filler được xem là biện pháp an toàn được ưu ái lựa chọn bởi những nguyên nhân sau:
- Không cần can thiệp dao kéo, xâm lấn vào khoang mũi vẫn có thể tạo dáng cao tự nhiên.
- Không gây đau đớn cả trong và sau quá trình thực hiện
- Không lo nguy cơ lưu sẹo như các phương pháp nâng mũi phẫu thuật
- Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh
- Hiệu quả nâng mũi ngay tức thì
- Tính an toàn cao hơn các phương pháp truyền thống.
Nhược điểm của tiêm Filler
Bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào cũng có những điểm tốt và điểm xấu của nó, tiêm Filler cũng vậy, phương pháp này cũng có một số vấn đề nhất định như sau:
- Thời gian duy trì hiệu quả không cao, tùy vào cơ địa tự thân của mỗi người mà kéo dài trong khoảng 6 đến 12 tháng. Sau khi chất làm đầy trong cơ thể tan hết, mũi sẽ trở lại bình thường. Áp dụng phương pháp này bắt buộc phải thực hiện lập đi lập lại để có thể duy trì dáng mũi đẹp.
- Nâng mũi bằng Filler chỉ đạt kết quả thẩm mỹ cao khi mũi bạn đã có sẵn form dáng đẹp, ít khuyết điểm. Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ nâng cao mũi chứ không thể thay đổi cấu trúc mũi.
Nâng mũi rồi có tiêm Filler được không?
Với nhiều người, việt bỏ ra một khoảng thời gian ngắn nhưng có thể sở hữu một dáng mũi cao đẹp lâu dài luôn là lựa chọn hàng đầu. Nên ngay từ đầu họ đã ưu tiên lựa chọn phương pháp nâng mũi phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, kết quả mang lại không mấy khả quan, dáng mũi không như mong muốn nên có ý định tiêm Filler để cải thiện dáng mũi. Nhưng vấn đề cần đặt ra ở đây là liệu sau khi nâng mũi rồi có tiêm Filler được không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, nếu bạn đã phẫu thuật nâng mũi bằng các loại sụn thì sau một thời gian vẫn có thể tiêm Filler để nâng cao sống nếu dáng mũi không như ý. Nhưng khả năng để lại biến chứng lúc này sẽ rất cao nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng khi tiêm Filler sau nâng mũi là do chất làm đầy rất khó bám dính để tạo độ cao và đặt biệt là khi sụn nhân tạo vẫn còn tồn tại trên sống mũi, Filler sẽ không ổn định và dễ bị tràn ra nếu vùng da mũi không ổn định.
Nếu bạn vẫn muốn thực hiện tiêm Filler thì biện pháp an toàn nhất là thực hiện một ca tiểu phẫu để lấy đi sụn cũ. Sau khi nghỉ ngơi hồi phục một thời gian chờ cho cơ thể bạn đã đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe thì hãy tiến hành tiêm chất làm đầy nâng cao mũi.
Những biến chứng có thể gặp
Như đã nói đến ở trên, nếu thực hiện tiêm Filler sau khi nâng mũi sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn do tính bám dính của Filler không cao thì sau đây là những biến chứng cụ thể bạn có thể gặp phải.
- Tiêm sưng lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Biến chứng tắc mạch, chèn ép mạch máu do tác động cùng lúc của các chất liệu nâng mũi.
- Hoại tử ở vùng được tiêm Filler có thể xảy ra.
- Các mạch máu nuôi căm, má, mũi xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tắc mạch, hoại tử.
- Mạch máu vùng mắt bị tắc sẽ làm ảnh hưởng thị lực, mù mắt.
Chú ý quan trọng khi tiêm Filler sau nâng mũi
Nhiều chứng minh từ thực tế cho thấy, tiêm Filler sau nâng mũi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, phương pháp này cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện dáng mũi sau khi nâng. Nếu bạn vẫn có mong muốn thực hiện, cần chú ý 3 vấn đề sau:
Lựa chọn cơ sở
Hãy lựa chọn một bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy chất, chất lượng tốt để có thể kiểm soát những biến chứng có thể xảy ra. Cần tìm hiểu thật kỹ cơ sở bạn lựa chọn, không vì tiết kiệm chi phí mà tìm đến những cơ sở kém chất lượng.
Lựa chọn bác sĩ
Một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực hiện lâu năm luôn là một sự trợ giúp đắc lực giúp bạn cải thiện những vấn đề gặp phải. Những tình huống xấu xảy ra trong quá trình thực hiện sẽ được can thiệp đúng nếu bác sĩ có tay nghề cao. Bạn cần lưu ý tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ vừa uy tín vừa có đội ngũ y bác sĩ giỏi để tiến hành tiêm Filler.
Lựa chọn loại filler
Loại Filler được sử dụng để tiêm rất quan trọng khi thực hiện, bởi lẽ hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều chất làm đầy với thành phần và giá thành đa dạng. Chưa kể đến trong đó còn có thể pha trộn với các loại làm đầy giả, kém chất lượng nhằm kiếm lợi nhuận.
Một loại Filler chất lượng, nguồn gốc rõ ràng luôn là lựa chọn tối ưu nhất khi thực hiện nâng mũi. Nó không chỉ nâng cao kết quả, còn làm giảm thiểu khả năng xảy ra biến chứng đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Nâng mũi rồi có tiêm Filler được không? tất nhiên là được, đây có thể xem là giải pháp tạm thời để cải thiện tình trạng mũi không như ý sau nâng. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ, tìm hiểu rõ hơn về việc thực hiện để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt, an toàn cho bản thân. Chúc bạn thành công trong quá trình làm đẹp của mình.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!