Nâng mũi ăn thịt gà, thịt vịt được không? Kiêng đến khi nào thì được?

Sau khi nâng mũi rồi có ăn thịt gà, thịt vịt được không? Cần kiêng ăn những loại thực phẩm nào và kiêng trong bao lâu? là những câu hỏi quen thuộc được đặt ra sau mỗi quá trình phẫu thuật. Khi nâng mũi, để có một kết quả hồi phục tốt, không để lại biến chứng nặng thì chế độ ăn uống hợp lý là điều không thể bỏ qua. Để tìm lời giải cho những câu hỏi trên, cũng như biết rõ hơn về những thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng mũi mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

được ăn gà vịt sau nâng mũi không
Sau khi nâng mũi có được ăn thịt gà, thịt vịt?

Nâng mũi ăn thịt gà, thịt vịt được không?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, lipit, khoáng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin các nhóm A, C, E,… Trong Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, lành tính và bổ dưỡng. Còn trong thịt vịt chủ yếu là chất đạm và chất béo, cùng với các loại khoáng chất và vitamin nhóm B, có tình nóng nếu ăn nhiều.

Ăn thịt gà, thịt vịt có tác dụng làm ôn trung, ích khí, điều trị gầy mòn, ít sữa, hư nhiệt sau sinh,…Bên cạnh đó ăn hai loại thịt này còn tốt cho tim mạch, hỗ trợ răng xương chắc khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Tuy vậy, dù được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng không gây hại cho cơ thể. Nhưng khi dùng thịt gà, vịt khi đang có vết thương hở sẽ khiến vết mổ bị sưng và mưng mủ. Trong một số cơ địa đặc biệt, thịt gà, vịt có thể gây ngứa, mẩn đỏ, dị ứng sau khi ăn. Nếu trong thời gian hồi phục hậu phẫu ăn hai loại thịt này sẽ khiến da lâu khép lại, dễ viêm nhiễm và để lại sẹo.

Do vậy, thịt gà và thịt vịt là hai loại thịt thường đường các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng sau khi phẫu thuật, đặc biệt là sau khi nâng mũi.

Sau khi nâng mũi kiêng bao lâu thì ăn được?

Để có thể quyết định được khoảng thời gian kiêng ăn thịt gà, vịt khi nâng mũi còn phải tùy thuộc vào cơ địa và khả năng hồi phục của mỗi người. Thông thường, với những trường hợp không dị ứng hay biến chứng hậu phẫu thời gian kiêng không quá lâu, trong 2 tuần đầu sau khi nâng mũi, vết thương khép lại có thể cắt chỉ là bạn có thể ăn uống bình thường.

Đối với những tình trạng xấu hơn, cơ địa không tốt, tình trạng hồi phục vết thương chậm và dễ lưu sẹo thì cần thực hiện kiêng cữ khắt khe hơn. Tốt nhất là đợi cho đến khi mũi đã hoàn toàn ổn định ( khoảng 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật) thì có thể ăn thịt gà, vịt.

Ngoài thịt gà, thịt vịt cần kiêng những thực phẩm nào?

Ngoài kiêng ăn thịt gà, vịt sau khi nâng mũi, bạn cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm có thể kéo dài thời gian hồi phục, cũng như ảnh hưởng xấu đến vết thương như:

kiêng ăn gì sau khi nâng mũi
Ngoài thịt gà, vịt cần kiêng những thực phẩm nào?
  • Thực phẩm khô cứng, khó tiêu: tránh ăn những thức ăn quá cứng vì hoạt động nhai của hàm cũng có thể làm ảnh hưởng đến vết thương xung quanh vùng mũi, gây đau đớn và khó chịu.
  • Hải sản, đồ tanh: tôm, cua, ốc, cá biển,… là những món cần kiêng mặc dù chúng rất bổ dưỡng. Hải sản là nguyên nhân chính gây dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình lành vết thương sau nâng mũi.
  • Thực phẩm gây sẹo: các thực phẩm để sẹo ở đây có thể kể đến những món ăn làm từ gạo nếp. Vì chúng có tính nóng, dễ làm mưng mủ, làm chậm tiến trình hình thành da non của vết mổ.
  • Thực phẩm làm thay đổi màu da non: rau muống, trứng là hai thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến sắc tố của da non. Không chỉ vậy, trong rau muống còn chứa nhiều chất đạm, thông thường chất này có khả năng giải độc và nhuận tràng, thúc đẩy quá trình hình thành của mô da. Chính sự thúc đẩy mô này làm thịt dễ bị lồi lên, tạo ra những vết sẹo lồi không thẩm mỹ.
  • Đồ ăn cay nồng, chất kích thích, nước có ga: hành, tỏi, ớt, các món lên men chua, nước ngọt có ga, thuốc lá, bia rượu,… là những thực phẩm làm chậm tiến trình hồi phục của vết thương. Trong những tuần đầu sau phẫu thuật, bạn không nên dùng những thực phẩm trên.

Nên ăn gì sau khi nâng mũi?

Ngoài những nhóm thực phẩm kiêng cữ cần tránh sau quá trình phẫu thuật nâng mũi. Để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để đẩy nhanh sự phát triển của các mô tế bào, bạn có thể tập trung những thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày.

ăn gì sau nâng mũi
Nâng mũi xong cần ăn gì để mau hồi phục?
  • Những loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A và C có trong các loại trái cây như: cà rốt, cam, đu đủ, khoai lang,… gan động vật, cá.
  • Tăng cường protein tự nhiên để nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể từ thịt heo, sữa chua, các loại đậu,…
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép trái cây, sữa đậu nành, nước súp xương hầm trong bữa ăn hàng ngày để thanh lọc cơ thể, cũng như nhanh hồi phục vết thương.

Những điều cần làm sau khi nâng mũi

Để có được một quá trình chăm sóc hậu phẫu an toàn và hiệu quả, bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau đây:

chăm sóc sau nâng mũi
Cần có chế độ chăm sóc phù hợp sâu khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ về việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ cũng như thời gian tái khám.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau đúng theo toa và đúng thời điểm. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trong 2 đến 3 ngày đầu nếu có hiện tượng sưng đỏ, bầm tím có thể chườm túi lạnh để giảm sưng, chườm túi nóng giảm thâm. Nhưng tuyệt đối không được để nước làm ướt vết thương.
  • Hạn chế ra ngoài để tránh ánh nắng, bụi bẩn tiếp xúc với vết mổ. Không tham gia các hoạt động mạnh để tránh tác động làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
  • Nằm ngủ đúng tư thế trong 1 đến 2 tháng đầu nâng mũi, không nằm nghiêng, nằm sấp, úp gối hay chăn lên mặt khi ngủ.
  • Không thực hiện xông hơi, đeo kính, trang điểm đậm ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật. Không tự động tháo nẹp cố định, phần băng trên mũi hay dùng tay sờ trực tiếp lên vết thương.
  • Không hoảng loạn khi mũi có hiện tượng sưng to đầu mũi, sống mũi, kiên trì thực hiện chườm nóng, lạnh để giảm sưng. Nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn xuất hiện dịch mủ có mùi hôi thì nên tìm đến bác sĩ để được khắc phục sớm nhất.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi ” Sau nâng mũi có ăn thịt gà, vịt được không? Cần kiêng trong bao lâu?” cùng một số vấn đề liên quan trong việc chăm sóc hậu phẫu. Vấn đề kiêng cữ sau khi nâng mũi cần được chú ý để có thể đảm bảo kết quả được như ý, tránh để lại những ảnh hưởng xấu về sau. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc mũi sau phẫu thuật thật tốt.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *