Dấu hiệu Dị ứng Sụn: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Dị ứng sụn nâng mũi thường được biểu hiện rõ ràng qua các dấu hiệu như mũi bị nghiêng hoặc vẹo, mũi bị nhiễm trùng, mũi có mùi hôi, thủng da đầu mũi,…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần.

dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi
Mũi bị nghiêng hoặc vẹo có thể xuất phát từ chất liệu sụn dùng trong quá trình nâng mũi không được đảm bảo

4 dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi

Dị ứng sụn nâng mũi xảy ra phổ biến nhất ở những bạn nâng mũi bằng sụn nhân tạo (Silicon, Goretex, Surgiform, Softxil, Nanoform, Magaderm,…) và thường mất thời gian khá dài để nhận biết rõ ràng. Về cơ bản, sẽ có thể xác định được nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu cơ bản sau:

Mũi bị nghiêng hoặc vẹo

Có hai lí do khiến mũi bị nghiêng hoặc vẹo – chất liệu sụn dùng trong quá trình nâng mũi không được đảm bảo hoặc tay nghề của bác sĩ không cao, làm cho sụn sau khi đặt vào bên trong mũi dễ bị trôi, lỏng lẻo và không thể cố định được. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ làm cho đầu mũi dễ bị thủng hoặc nhiễm trùng nặng.

Mũi bị nhiễm trùng

Bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi rất nguy hiểm. Nếu không xử lí kịp thời, nhanh chóng sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho diện mạo bên ngoài (gương mặt) và sức khỏe bên trong.

Tốt nhất, khi gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để rút sụn, làm sạch khoang mũi, xử lí nhiễm trùng. Khoảng 3 đến 6 tháng sau nếu mũi đã ổn định và có nhu cầu nâng mũi trở lại thì vẫn có thể thực hiện được.

Các dấu hiệu để nhận biết dị ứng sụn nâng mũi là ngứa ngáy mũi liên tục và bị đau nhức rất khó chịu, mệt mỏi. Đồng thời, khi quan sát bằng mắt có thể thấy mũi bị bóng đỏ và bên trong mưng mủ cực kì nhiều.

Mũi có mùi hôi

Có nhiều lí do khiến mũi có mùi hôi. Đó có thể là do gạc bị sót lại bên trong mũi hoặc lớp vảy mới hình thành sau quá trình nâng mũi, cũng có thể là do các vi khuẩn tấn công. Muốn biết chính xác, bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra, nội soi, tìm hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Thủng da đầu mũi

Thủng da đầu mũi khiến sụn bị lộ ra ngoài và xương sống của mũi bị tiêu hủy xảy ra khi vật liệu sụn dùng trong nâng mũi không đảm bảo và đâm thẳng vào phần đầu mũi. Nếu không được khắc phục sớm sẽ chuyển biến nặng hơn – chảy dịch và nhiễm trùng, mũi mất đi điểm tựa và bị sụp xuống, thấp đi.

Nguyên nhân gây dị ứng sụn nâng mũi

Nguyên nhân của tình trạng này rất khó xác định. Nhưng thường sẽ do tay nghề, kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ; cơ địa khách hàng; chăm sóc hậu phẫu không đúng cách; chất lượng sụn. Phải thăm khám, kiểm tra mới có thể kết luận được một cách chính xác nhất.

Tay nghề, kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ

Bác sĩ thực hiện nâng mũi cho khách hàng nếu không có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều và chuyên môn tốt sẽ rất dễ xảy ra những vấn đề sai xót trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, lại không biết xử lí đúng cách, làm sụn bị tổn thương. Lâu dần, gây ra tình trạng dị ứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tinh thần.

dấu hiệu mũi không hợp sụn
Bác sĩ nâng mũi nếu không có tay nghề cao, kinh nghiệm và chuyên môn tốt cũng là nguyên nhân gây dị ứng sụn

Cơ địa khách hàng

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo các chuyên gia thì cơ địa khách hàng sẽ quyết định không nhỏ đến dáng mũi sau khi nâng nên trước khi thực hiện sẽ luôn tiến hành làm những xét nghiệm liên quan để có thể kiểm tra được mức độ phản ứng của cơ thể đối với chất liệu sụn dự định sử dụng, chỉ khi đã chắc chắn không dị ứng mới chỉ định phẫu thuật.

Trong thực tế, có nhiều người đã phải tháo sụn chỉ trong một thời gian ngắn do không có sự tương thích đối với cơ thể. Ngoài ra, còn có những trường hợp đã xét nghiệm nhưng vẫn xảy ra dị ứng. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết dị ứng sụn nâng là mũi đào thải vật liệu, làm cho sống mũi tụt hoặc sụn bị biến dạng.

Nhưng đa số vẫn thích ứng tốt với vật liệu, có được dáng mũi thon gọn và cao đẹp tự nhiên. Có thể nói, việc này rất khó đánh giá và dự đoán trước, cũng không thể loại trừ và đề phòng. Nếu gặp phải vẫn sẽ có cách xử lí ổn thỏa nên bạn không cần quá lo lắng.

Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên của các thẩm mỹ viện, bệnh viện thẩm mỹ,… hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để nhanh chóng hồi phục và sở hữu được chiếc mũi như ý. Nhưng nếu không tuân thủ sẽ khiến các mô bị tổn thương, làm cho cơ da bị dị ứng.

Chất lượng sụn

Chất lượng sụn có thể quyết định trên 50% khả năng thành công khi thực hiện nâng mũi. Nếu dùng sụn rẻ, có chất lượng kém thì chắc chắn mũi sẽ nhanh hỏng và có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm (dị ứng, hoại tử, mưng mủ,…).

Trong phẫu thuật nâng mũi, các chuyên gia, bác sĩ,… khuyên bạn nên dùng những loại sụn nhân tạo sau:

  • Softxil: Tương thích với nhiều cơ địa khác nhau và có độ bền cao (duy trì được khoảng 20 đến 35 năm).
  • Silicon: Độ dẻo cao, định hình được dáng mũi tốt, giúp mũi đẹp tự nhiên. Độ bền ở mức vừa phải, có thể duy trì được tối đa 10 năm. Điểm trừ duy nhất là không thể bám được vào sống mũi 100%.
  • Surgiform: Chắc chắn và có độ tương thích với cơ thể cực kì cao nên duy trì được lâu dài. Khả năng gây dị ứng gần như không có.

Cách khắc phục khi bị ứng sụn nâng mũi

Khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu bị dị ứng sụn nâng mũi, bạn nên giữ bình tĩnh, không nên hoang mang hoặc lo lắng quá mức, bởi sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần. Khiến cho quá trình khắc phục gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đến, hãy tìm đến các địa chỉ uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra từ tổng thể đến chi tiết để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu dị ứng do vật liệu, sẽ tiến hành tháo sụn, làm sạch khoang mũi rồi chăm sóc phục hồi tại nhà, sau 3 đến 6 tháng có thể tiếp tục nâng mũi.

Nếu có nguyên nhân từ cơ địa, sẽ tiến hành tháo sụn và gợi ý bạn thực hiện các phương pháp nâng mũi thích hợp hơn. Trường hợp do tay nghề, kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ hoặc có cách chăm sóc hậu phẫu chưa đúng thì nên tìm một nơi uy tín để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn chu đáo và cẩn thận.

Sụn mũi bị đào thải
Khi xác định được khách hàng bị dị ứng sụn nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn, làm sạch khoang mũi

Mặt khác, cách khắc phục sẽ được quyết định dựa trên cơ sở xem xét mức độ. Nếu dị ứng nhẹ, sẽ có thể không rút sụn, thay vào đó sẽ điều trị hỗ trợ thông qua việc dùng thuốc kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng, sẽ tiến hành rút sụn, vệ sinh khoang mũi, sau đó để nguyên, chờ vết thương lành tự nhiên; hoặc làm cao sống mũi một cách tạm thời băng cách sử dụng trung bì mỡ được lấy ra từ cơ thể, giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ ở trên gương mặt.

Một lời khuyên nữa là nếu chưa từng nâng mũi, hãy tự nghiên cứu và sau đó tìm đến các bác sĩ chuyên nghiệp để được tư vấn, cũng như trao đổi về những hình thức nâng mũi tốt và an toàn nhất để bản thân có thể đưa ra quyết định chính xác. Nếu không muốn dùng sụn nhân tạo, bạn có thể cân nhắc sụn tự thân (vành tai, sườn, vách ngăn mũi,…) để tránh tối đa nguy cơ bị dị ứng.

Cách phòng tránh tình trạng dị ứng sụn nâng mũi

Tìm đến các địa chỉ uy tín; lựa chọn bác sĩ có bằng cách, được đào tạo bài bản; tuân thủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà là những cách phòng tránh tình trạng dị ứng sụn nâng mũi được khuyên áp dụng. Thực tế là khá hiệu quả, bạn có thể tham khảo và thử thực hiện nếu cảm thấy phù hợp.

Tìm đến các địa chỉ uy tín

Để hạn chế đến mức tối đa tình trạng dị ứng sụn nâng mũi, bạn cần tìm đến các địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật. Gợi ý là có thể tham khảo trước những nhận xét trên các diễn đàn hoặc hỏi ý kiến từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… để có lựa chọn chính xác và phù hợp nhất.

Có 4 tiêu chí cơ bản để đánh giá một địa chỉ uy tín:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi.
  • Trang thiết bị y tế, máy móc hỗ trợ có công nghệ hiện đại, tiên tiến.
  • Quy trình phẫu thuật nâng mũi tuân thủ theo các quy định của Bộ Y Tế.
  • Chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng chu đáo, rõ ràng.

Lựa chọn bác sĩ có bằng cấp, được đào tạo bài bản

Những bác sĩ có bằng cấp, được đào tạo bài bản sẽ có chuyên môn tốt, tay nghề giỏi. Kết hợp thêm kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình làm nghề sẽ giúp đảm bảo được tỉ lệ thành công của các ca nâng mũi, giúp bạn sở hữu được dáng mũi cao đẹp tự nhiên.

Ngược lại, bác sĩ không có bằng cấp, kinh nghiệm sẽ rất dễ phẫu thuật hỏng, khiến mũi của bạn gặp phải các biến chứng nguy hiểm hoặc tăng phần trăm bị dị ứng sụn nâng mũi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, tác động không tốt đến tinh thần và sức khỏe.

dị ứng sụn nâng mũi
Bác sĩ Lê Trần Duy là người đảm bảo được cả chuyên môn, kinh nghiệm và tay nghề nên được nhiều khách hàng tìm đến để nâng mũi

Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Thông thường, sau khi nâng mũi, bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà để nhanh chóng hồi phục và hạn chế được tình trạng dị ứng sụn ở mức cao nhất. Do đó, cần tuyệt đối tuân thủ, không làm sai chỉ định từ bác sĩ hoặc những dặn dò của nhân viên hỗ trợ.

Cụ thể:

  • Chườm lạnh vùng mũi trong khoảng 3 ngày đầu. Mục đích là giảm tình trạng sưng tấy.
  • Sau nâng mũi 1 ngày phải thay mới băng mũi. Trong quá trình đó, cần làm sạch vùng mũi với bông nhúng vào nước muối sinh lí.
  • Khi ra đường hoặc hoạt động nhẹ ngoài trời, nên thoa kem chống nắng kết hợp đội mũ để bảo vệ tốt nhất cho vùng mũi.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí để mũi có thể lành trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Đúng lịch hẹn phải trở lại gặp bác sĩ để hoàn thiện các công đoạn cuối cùng. Trước đó, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu dị ứng thì lập tức đến cơ sở đang làm đẹp để được hỗ trợ.

Bài viết tổng hợp những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi và cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan khác. Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và ứng dụng được trong thực tế. Nhìn chung thì chỉ cần tìm hiểu kĩ trước khi làm đẹp, bạn sẽ đạt được kết quả như ý, sở hữu vẻ ngoài đẹp tự nhiên và luôn tự tin trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *