Top 10 Loại Sụn Nâng Mũi tốt nhất, an toàn, mang lại dáng mũi đẹp
Sụn nâng mũi có 2 loại chính là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Mỗi loại lại được chia thành nhiều loại khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Khách hàng khi đến các thẩm mỹ viện hoặc bệnh viện thẩm mỹ sẽ được tư vấn loại phù hợp nhất để có được chiếc mũi thon gọn và đẹp tự nhiên.
4 loại sụn tự thân dùng nhiều nhất trong nâng mũi
Theo các bác sĩ đánh giá thì sụn tự thân có khả năng tương thích là 99% trở lên do được lấy trực tiếp từ trong cơ thể. Khi dùng để nâng mũi sẽ cho kết quả khá tốt và duy trì được trong một khoảng thời gian tương đối dài. Đồng thời, giảm được nguy cơ bị dị ứng, mẩn đỏ hoặc nhiễm trùng đến mức tối đa.
1. Sụn sườn
Thường được tư vấn cho khách hàng có mũi bị dị tật, biến dạng và muốn tái tạo lại cân đối, hài hòa với những đường nét trên gương mặt. Sụn sườn được dùng để nâng mũi là đoạn sụn cuối thuộc xương sườn số 6/7 bởi có thể nhanh hình thành lại sụn mới.
Đồng thời, không làm những bộ phận khác bị ảnh hưởng và đảm bảo những cơ quan khác ở trong cơ thể vẫn hoạt động được bình thường, không tác động xấu đến sức khỏe. Nghĩa là vừa đáp ứng được nhu cầu nâng mũi, vừa an toàn đối với khách hàng.
Ưu điểm của sụn sườn là thẳng, có độ chắc chắn cao, sử dụng kéo đầu mũi, dựng trụ mũi, nâng sống mũi rất hiệu quả. Nhược điểm của nâng mũi bằng sụn sườn là dễ bị vênh, không sử dụng được cho những vị trí khác trong suốt quá trình nâng mũi và cần thời gian dài để có thể tương thích với cơ thể.
2. Sụn cân cơ ở thái dương
Là lớp tế bào dai, mỏng và có màu trắng, bọc quanh những lớp cơ bên dưới da ngay khu vực thái dương. Khi dùng sụn cân cơ ở thái dương, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại vùng thái dương rồi lấy một hoặc nhiều sụn để đáp ứng nhu cầu nâng mũi.
Ưu điểm là tương thích tốt với cơ thể; thẳng, mềm nên cực kì phù hợp trong việc bọc đầu mũi; ít khi bị co rút và đảm bảo duy trì được dáng mũi lâu dài. Nhược điểm là gây sưng trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu sau khi nâng mũi, sau đó giảm dần theo thời gian.
3. Sụn vách ngăn
Nằm bên trong khoang mũi và đảm nhận vai trò là ngăn cách 2 bên lỗ mũi. Các bác sĩ thường sử dụng sụn vách ngăn làm những miếng ghép giúp nền mũi được tạo dựng một cách vững chắc. Song song đó là giúp đầu mũi được nâng cao, kéo dài, tạo hình đẹp tự nhiên.
Ưu điểm là “gần gũi” với mũi nên khả năng tương thích cao, hạn chế được rủi ro ở mức tối đa; an toàn, có tính bền vững tốt, khó bị cong vênh hoặc biến dạng; mềm dẻo, thẳng, trước các tác động ở bên ngoài lên cấu trúc mũi vẫn giữ cho mũi được sự dẻo dai và mềm mại.
Nhược điểm là sau khi lấy đi sụn, vách ngăn của mũi khá yếu và việc duy trì được sự ổn định lâu dài rất là khó khăn; sụn được lấy ra yếu hơn một số loại sụn tự thân khác; số lượng hạn chế nên đôi khi không đủ để phục vụ cho quá trình nâng mũi.
4. Sụn vành tai
Được lấy ra thông qua một đường rạch nhỏ ngay phía sau tai, do bác sĩ thực hiện. Trung bình, sẽ lấy được sụn vành tai từ 1 đến 2 cm, vừa đủ với số lượng cần dùng trong nâng mũi, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa không ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của tai.
Ưu điểm là dễ bóc tách sụn, không mất nhiều thời gian; độ tương thích cao; mịn, cong dẻo nên sử dụng để tạo hình đầu mũi là rất tuyệt vời – giúp mũi mềm mại và tự nhiên. Nhược điểm là không dùng để nâng sống mũi được, bởi dễ co rút nên theo thời gian sẽ bị biến dạng.
6 loại sụn nhân tạo có chất lượng tốt nhất thường sử dụng trong nâng mũi
Sụn nhân tạo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 19 và góp phần rất lớn trong việc giúp con người thay đổi diện mạo. Cụ thể là có được chiếc mũi thanh thoát, thon gọn và cao đẹp tự nhiên, giúp nhan sắc thăng hạng và khắc phục được các khuyết điểm cơ bản để ai cũng có thể tự tin trong công việc và cuộc sống.
1. Sụn silicon
Đã xuất hiện ở trên thị trường từ khá lâu và trải qua không ít lần cải tiến. Đến nay, sụn silicon đã hoàn thiện hơn, có thể tồn tại được ở trong cơ thể con người trong thời gian dài (3 – 10 năm, tùy vào cơ địa) và không gây ra các biến chứng.
Ưu điểm là có độ mềm dẻo, giúp dáng mũi được mềm mại và đẹp tự nhiên; dễ dàng đẽo gọt theo các kích cỡ và hình dáng khác nhau để phù hợp với từng dáng mũi được khách hàng yêu cầu; không để lộ những dấu vết của việc nâng mũi.
Nhược điểm là đối với người thuộc dạng cơ địa nhạy cảm sẽ có thể bị kích ứng; sụn khá nặng nên có thể gây ra tình trạng tụt sống mũi và tạo áp lực khiến đầu mũi bị bóng đỏ; mô, mạch máu khó có thể bám dính nên sau một thời gian dài, sụn khiến những vùng xung quanh bị bao xơ; khả năng bám dính của sụn không cao nên tình trạng xô lệch cực kì dễ xảy ra.
2. Sụn Goretex
Được làm từ nhựa nhân tạo e-PTFE. Cấu tạo gồm nhiều lỗ nhỏ li ti. Đặc điểm nổi bật là mềm hơn sụn silicon nên sụn Goretex được không ít bác sĩ lựa chọn dùng để nâng mũi, giúp khách hàng có được dáng mũi thanh thoát và đẹp tự nhiên.
Ưu điểm là kết cấu mềm mại nên dễ uốn nắn và có thể giảm được nguy cơ bào mòn da trong tương lai; khả năng kết dính mô khá cao nên gắn chặt được vào cấu trúc của mũi và không gây ra tình trạng bị lung lay hoặc lệch; mang đến dáng mũi cao đẹp và không bị lộ sống mũi; tương thích tốt với cơ thể.
Nhược điểm là theo thời gian, có thể bị co dần hoặc biến đổi; khó chỉnh sửa, loại bỏ chất độn, bóc tách,… khi có nhu cầu (bị lệch, muốn thay đổi dáng mũi,…), nguyên nhân là có độ kết dính tốt.
3. Sụn Surgiform
Thành phần 100% là ePTFE. Cấu tạo của sụn Surgiform gồm hàng triệu lỗ cực nhỏ, mềm dẻo, chịu lực tốt và dễ tạo hình. Trước khi được ứng dụng trong nâng mũi đã được FDA Hoa Kỳ công nhận an toàn cho sức khỏe và cho phép dùng rộng rãi.
Ưu điểm là tính định hình cao và chịu lực tốt, ít gây lệch khi không may xảy ra va chạm; khả năng tương thích tốt nên hạn chế được các tình trạng bị đào thải hoặc biến chứng. Nhược điểm là khó tháo sụn khi có nhu cầu, bởi khả năng kết dính và bám chắc với các mô cao.
4. Sụn Softxil
Xuất xứ là từ Hàn Quốc, đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định và đánh giá chặt chẽ, gắt gao trước khi phân phối ra thị trường. Sụn Softxil gồm có hai lớp với lớp phía dưới có khả năng bám dính cao, mềm mại, có thể giúp mũi không xảy ra tình trạng xô lệch và lớp bên trên cứng, giúp dáng mũi được định hình, trở nên thẳng, đẹp, cao.
Ưu điểm là tương thích tốt với cơ thể, có khả năng bám dính cao, không gây bóng đỏ ở đầu mũi và không khiến mũi bị lộ sóng; sụn có độ mềm mại đạt chuẩn nên có thể tạo cho tổng thể sự hài hòa và mang đến vẻ đẹp tự nhiên; không cần mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng. Nhược điểm là có thể bị kích ứng, thường là do cơ địa của khách hàng nhạy cảm; giá thành cao.
5. Sụn Nanoform
Được phát minh bởi những chuyên gia của Hoa Kỳ. Sụn Nanoform thường được kết hợp cùng sụn tự thân để nâng mũi, điều này giúp mang đến hiệu quả cao hơn và đem lại cho khách hàng sự thay đổi tuyệt vời nhất cho vẻ ngoài của mình.
Ưu điểm là có độ hòa hợp cao, giúp hạn chế tối đa các dấu hiệu bất thường sau nâng mũi cho chất liệu lành tính; thiết kế của sụn là dạng xốp với cấu tạo dạng mạng lưới siêu nhỏ, giúp cho các mạch máu có thể lưu thông dễ dàng; giúp mũi giữ được sự ổn định bền vững nhờ khả năng chống va đập mạnh & cản lực.
6. Sụn Megaderm
Được tạo thành từ chiết xuất của biểu bì ở trên cơ thể con người. Cho nên, sụn Megaderm cực kì “thân thiện” và được đánh giá là đương đương sụn tự thân, có thể dùng để nâng mũi cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Ưu điểm là độ tương thích cao, có thể hạn chế việc gặp phải những nguy cơ trong nâng mũi như lệch form, bị dị hoặc đỏ đầu mũi. Nhược điểm là nếu không tìm được nơi uy tín và gặp được bác sĩ giỏi để thực hiện sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.
Kết luận lại thì sụn tự thân hay sụn nhân tạo đều có những ưu và nhược điểm riêng, cũng như phù hợp với những đối tượng giống hoặc khác nhau. Tùy theo gương mặt, dáng mũi hiện tại của bạn mà các bác sĩ sẽ tư vấn chọn loại sụn nâng mũi phù hợp nhất, giúp bản thân luôn tỏa sáng và gương mặt trở nên hoàn hảo hơn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!