Sụn Surgiform và sụn Megaderm loại nào tốt hơn? Nên chọn sụn nào?

Sụn Surgiform và sụn Megaderm là hai loại sụn sinh học được dùng phổ biến trong các kỹ thuật nâng mũi hiện nay. Sự ra đời của những loại sụn sinh học có độ tương thích cao này đã đem đến bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật nâng mũi hiện đại. Cũng vì điều đó đã làm nhiều người nhầm lẫn, phân vân không biết nên sử dụng loại nào là tốt hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

nên chọn sụn surgiform hay sụn megaderm
Sụn Surgiform và sụn Megaderm loại nào tốt hơn?

Sụn Surgiform và sụn Megaderm là gì?

Với nhu cầu làm đẹp tăng nhanh trong cuộc sống hiện đại, việc các phương pháp nâng mũi thẩm mỹ ra đời ngày một nhiều đã kéo theo sự xuất hiện đa dạng của các chất liệu hỗ trợ trong nâng mũi.

Từ những chất liệu sụn nhân tạo đến tự thân rồi đến cả chất liệu sinh học đã đem đến sự lựa chọn hơn khi nâng mũi. Nhưng cũng chính vì điều này tạo ra một số phân vân trong lòng người bệnh, liệu đâu là tốt nhất, sử dụng chất liệu nào là phù hợp.

Sụn Surgiform và sụn Megaderm cùng là chất liệu sụn sinh học với cấu tạo và công dụng có phần tương tự nhau nên việc bị đặt lên bàn cân so sánh là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn giữa hai chất liệu này trong nâng mũi, trước hết hãy làm rõ về hai loại sụn này.

Sụn Surgiform là gì?

Sụn Surgiform là một trong những loại sụn sinh học cao cấp nhất hiện nay với thành phần 100% từ APTFE, một chất liệu an toàn sử dụng để làm mạch máu nhân tạo trong y tế. Đã được Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng.

Nhược điểm của Sụn Sugriform
Sụn Surgiform đột phá từ sụn sinh học thế hệ mới.

Sụn Surgiform được cấu tạo từ hàng triệu lỗ nhỏ li ti làm mạch máu có thể len lỏi vào từng góc để liên kết giữa sụn và xương một cách bền vững. Với khả năng chịu lực tốt và tính bền bỉ vốn có, sụn Surgiform giúp tái cấu trúc lại mũi với tính thẩm mỹ cao, hạn chế được những biến chứng sau va chạm.

Sụn Megaderm là gì?

Cùng là chất liệu sinh học nhưng sụn Megaderm được chiết xuất từ biểu bì con người qua công nghệ xử lý Allo Clean. Sau bào chế, sụn này sẽ có cấu tạo như một thành phần da của cơ thể nên sẽ không bị đào thải do phản ứng miễn dịch.

Sụn Megaderm là gì
Sụn Megaderm được chiết xuất từ biểu bì con người qua công nghệ xử lý Allo Clean.

Trong kỹ thuật nâng mũi, sụn Megaderm sẽ đóng vai tròn như một tấm đệm đặt giữa sụn nhân tạo và đầu mũi. Việc làm này có tác dụng bao bọc và bảo vệ đầu mũi khỏi những biến chứng hậu phẫu, mang lại một dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên.

Sụn Surgiform và sụn Megaderm loại nào tốt hơn?

Giữa sụn Surgiform và sụn Megaderm rất khó để có thể phân chia ra loại nào là tốt hơn bởi vấn đề này còn phải tùy thuộc rất nhiều yếu tố. Ở mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau và tình trạng mũi sẽ không tương đồng, chỉ khi tình trạng mũi của bạn thích hợp sử dụng sụn nào thì đó mới xem là tốt hơn được.

Nhưng để có thể tìm được loại sụn thích hợp, trước tiên bạn có thể tìm hiểu về từng ưu nhược điểm của mỗi loại sụn để có thêm cơ sở so sánh.

Ưu – nhược điểm của sụn Surgiform

Ưu điểm của sụn Sugriform trong nâng mũi:

  • Nhờ cấu tạo đặc biệt, sụn Surgiform có thể bám chặt vào khoang mũi, duy trì hình dáng mũi lâu dài.
  • Có độ tương thích với cơ thể lên đến hơn 90%, hạn chế tối đa các hiện tượng bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng mũi do cơ chế đào thải của cơ thể.
  • Sụn mềm dẻo, dễ uốn cong tự nhiên và cắt gọt tạo hình sống mũi trong quá trình phẫu thuật nâng mũi.
  • Không bị biến dạng dù có xoáy mạnh hay vặn vòng nhờ tính định hình tốt.
  • Tạo dáng mũi thẳng tự nhiên, cải thiện hoàn toàn nhược điểm mũi.
  • Hồi phục nhanh, không để lại biến chứng sau phẫu thuật.

Nhược điểm:

  • Vẫn có khả năng bị đào thải nếu sử dụng sụn kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc.
  • Do tính liên kết với mô cao nên khả năng bám sẽ làm trở ngại nếu gặp trường hợp cần tháo sụn.

Ưu – nhược điểm của sụn Megaderm

Ưu điểm của sụn Megaderm trong nâng mũi:

  • Nâng mũi bằng sụn Megaderm mang đến dáng mũi mềm mại, duyên dáng. Tạo dáng mũi cao, đầu mũi thon gọn, lỗ mũi hình hạt chanh tự nhiên.
  • Khắc phục được những nhược điểm như mũi hếch, mũi tẹt,… rõ rệt là lâu dài.
  • Thực hiện phương pháp nâng mũi bằng sụn Megaderm không gây đau và không làm khó chịu.
  • Không lưu sẹo và không làm lộ vết dao kéo sau định hình.

Nhược điểm:

Vì nâng mũi bằng sụn Megaderm được đánh giá là một phương pháp khá phức tạp nên nếu tay nghề bác sĩ thực hiện không cao và sử dụng sụn kém chất lượng sẽ để lại một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng, xuất hiện dịch mủ trắng, da đổi màu, thâm tím và sưng đau không hết,…do không khử trùng dụng cụ y tế theo đúng quy định.
  • Đầu mũi biến dạng, không cố định, khó thở, sụn xuất hiện tình trạng co rút, bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi,… do tay nghề bác sĩ thực hiện chưa đạt trình độ.
  • Hoại tử, tan cơ vùng xung quanh mũi do sử dụng sụn Megaderm giả, kém chất lượng.

Chọn nâng mũi sụn Surgiform hay sụn Megaderm?

Đối với những người có ý định nâng mũi bằng sụn sinh học phân vân không biết nên chọn sụn Surgiform hay sụn Megaderm. Với những ưu nhược điểm của từng loại đã được nêu ra bên trên bạn có thể tham khảo và chọn loại phù hợp với tình trạng mũi hiện tại.

so sánh sụn Surgiform và sụn Megaderm
Chọn nâng mũi sụn Surgiform hay sụn Megaderm?

Trong trường hợp bạn vẫn chưa nắm rõ tình trạng cũng như những vấn đề đang gặp phải của mũi thì bạn có thể trực tiếp liên hệ đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn. Tùy vào từng đặt điểm cũng như cơ địa của cơ thể, trải qua quá trình thăm khám và xem xét các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn nên dùng sụn Surgiform hay sụn Megaderm.

Cần lưu ý trong những trường hợp này, bạn nên tìm một trung tâm thẩm mỹ có độ uy tín cao cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm để tư vấn. Bởi như vậy mới có thể có đủ điều kiện vật chất và chuyên môn để đưa ra những góp ý chính xác, phù hợp và an toàn nhất với bạn.

Việc lựa chọn sụn Surgiform và sụn Megaderm trong phẫu thuật nâng mũi là vấn đề quan trọng bởi nó quyết định sự phù hợp cũng như kết quả của quá trình chỉnh mũi. Qua những thông tin trong bài viết, mong rằng bạn đã hình dung được những đặc trưng của hai loại sụn này và chọn cho mình một phương pháp làm đẹp tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *