Nâng Mũi Bọc Sụn Là Gì? Điều Cần Biết Trước Khi Làm

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp được cải tiến từ kỹ thuật nâng mũi truyền thống. Nếu đang có ý định thực hiện, bạn đọc nên tìm hiểu về đặc điểm, quy trình thực hiện, chi phí và một số thông tin cần biết khác.

nâng mũi bọc sụn là gì
Nâng mũi bọc sụn ra đời nhằm khắc phục khuyết điểm và hạn chế của kỹ thuật nâng mũi truyền thống

Nâng mũi bọc sụn là gì?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Trước khi phương pháp này ra đời, nâng mũi được thực hiện bằng cách dùng silicon để nâng cao sống mũi và tạo dáng mũi thanh mảnh. Tuy nhiên, theo thời gian, silicon ma sát với da khiến cho đầu mũi bị bóng đỏ, đau rát và thậm chí là lộ sụn, thủng đầu mũi.

Nâng mũi bọc sụn ra đời nhằm khắc phục các khuyết điểm và hạn chế của kỹ thuật nâng mũi truyền thống. Phương pháp này vẫn sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, sau đó dùng sụn tự thân hoặc sụn sinh học Megaderm để bọc ở đầu mũi. Nhờ vậy, sụn không ma sát vào da gây ra biến chứng mũi bóng đỏ và lộ sụn sau một thời gian phẫu thuật.

Nâng mũi bọc sụn không chỉ khắc phục biến chứng mũi bóng đỏ, lộ sụn mà còn mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao hơn so với kỹ thuật truyền thống. Phương pháp này có thể tạo dáng mũi S-Line hoặc L-Line nhờ vào việc tạo hình sụn. Hiện nay, đây là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng nhất.

Phân loại nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn sử dụng phần sụn mềm đặt lên 2/3 sống mũi. Sau đó, dùng sụn tự thân hoặc sụn sinh học Megaderm đặt vào 1/3 phần mũi còn lại để tránh sụn ma sát với đầu mũi. Tùy vào vật liệu được sử dụng để bọc mũi, phương pháp này được chia thành 2 loại chính là nâng mũi bằng sụn tự thân và nâng mũi bằng sụn Megaderm.

1. Nâng mũi bọc sụn tự thân

Nâng mũi bọc sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ mũi sử dụng các loại sụn tự thân như cân cơ thái dương, sụn tai, sụn vách ngăn và sụn sườn để bọc ở đầu mũi kết hợp với sụn mềm được dùng nâng cao sống mũi. Trong đó, sụn vành tai là loại sụn được sử dụng phổ biên nhất do sụn có độ mềm nhất định và dễ tạo hình.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chính sụn vách ngăn ở khoang mũi để bọc ở đầu mũi. Loại sụn này có đặc điểm tương tự như sụn tai nhưng số lượng sụn hạn chế nên trong một số trường hợp không thể thực hiện. Hơn nữa, việc lấy sụn ở vách ngăn cũng khiến cho cấu trúc mũi thiếu sự ổn định và khó có thể duy trì kết quả lâu dài.

nâng mũi bằng sụn tai tự thân
Nâng mũi sụn tự thân sử dụng các loại sụn tự thân để bọc đầu mũi như sụn sườn, sụn vách ngăn,…

Sụn cân cơ thái dương là các lớp tế bào có màu trắng, dai và mỏng nằm ở khu vực thái dương. Sụn ở vị trí này ít bị co rút, mềm và dễ tạo hình, rất thích hợp để bọc đầu mũi. Với những trường hợp đã lấy sụn tai, bác sĩ sẽ ưu tiên sụn cân cơ thái dương khi nâng mũi bọc sụn.

Sụn sườn cũng có thể được sử dụng trong kỹ thuật nâng mũi bọc sụn. Sụn sườn có đặc điểm khá cứng và khó tạo hình nên chủ yếu được dùng để dựng trụ mũi và kéo dài đầu mũi. Tuy nhiên với những trường hợp không thể sử dụng các loại sụn tự thân khác, bác sĩ có thể xem xét lấy sụn sườn và điều chỉnh lại kích thước để bọc ở đầu mũi.

2. Nâng mũi bọc sụn Megaderm

Ngoài nâng mũi bọc sụn tự thân, phương pháp này còn sử dụng sụn Megaderm. Loại sụn này được sản xuất từ biểu bì của người và được xử lý bằng công nghệ AlloClean. Do đó, một số thẩm mỹ viện gọi phương pháp nâng mũi bọc sụn Megaderm là nâng mũi sụn AlloClean.

nâng mũi sụn Megaderm
Sụn Megaderm cũng có thể được sử dụng để bọc đầu mũi thay cho các loại sụn tự thân

Sụn Megaderm sẽ được sử dụng để bọc ở 1/3 đầu mũi như sụn tự thân nhằm ngăn ngừa biến chứng mũi bóng đỏ, lộ sụn và tạo dáng mũi mềm mại hơn. Loại sụn này có độ tương thích cao vì được sản xuất từ tế bào biểu bì của người. Những khách hàng e ngại việc lấy sụn tự thân hoặc đã sử dụng sụn tai, sụn cân cơ thái dương có thể dùng sụn Megaderm trong kỹ thuật nâng mũi bọc sụn.

Hiện nay, sụn Megaderm được ưa chuộng trong các phương pháp thẩm mỹ mũi bởi độ an toàn, lành tính và khả năng tương thích không thua kém sụn tự thân. Do đó, một số khách hàng vẫn ưu tiên nâng mũi sụn Megaderm ngay từ lần thẩm mỹ đầu tiên.

Khi nào nên nâng mũi bọc sụn?

Nâng mũi bọc sụn có thể khắc phục nhiều khuyết điểm của mũi như mũi gãy, dáng mũi cong, vẹo, mũi tẹt, không cân đối với khuôn mặt,… Ngoài ra, những trường hợp gặp biến chứng đầu mũi đỏ bóng, viêm nhiễm và lộ sụn do nâng mũi bằng phương pháp truyền thống cũng có thể thực hiện phương pháp này để sở hữu dáng mũi thanh thoát.

review nâng mũi
Nâng mũi bọc sụn thích hợp với người có dáng mũi tẹt, cong vẹo và mũi không cân đối với khuôn mặt

Những trường hợp nên nâng mũi:

  • Người có mũi tẹt, mũi thấp, dáng mũi cong vẹo, mũi không cân đối so với cấu trúc khuôn mặt,…
  • Muốn tạo dáng mũi S-line, L-line hợp xu hướng
  • Trường hợp mũi bóng đỏ, lộ sụn, thủng đầu mũi do thực hiện nâng mũi truyền thống cũng có thể nâng mũi bọc sụn để cải thiện.
  • Người muốn tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng hiện nay vì có thể khắc phục hầu hết những khuyết điểm ở mũi, đồng thời có chi phí khá hợp lý và hiệu quả lâu dài. Nhờ có nhiều ưu điểm, phương pháp này không chỉ phổ biến ở Hàn Quốc mà còn được áp dụng ở rất nhiều quốc gia Châu Á.

Chống chỉ định nâng mũi

Là phương pháp khá an toàn và mức độ xâm lấn thấp (trừ trường hợp dùng sụn sườn). Do đó, phương pháp này có phạm vi chỉ định rộng và chỉ chống chỉ định với một số ít trường hợp sau:

  • Người chưa đủ 18 tuổi
  • Có các vấn đề tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, suy tim,…
  • Có các vấn đề tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng, hoang tưởng,…
  • Bị rối loạn đông máu, mắc các bệnh lý về gan, thận nặng
  • Tiểu đường
  • Đang mang thai, cho con bú
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu và các loại thuốc có tác dụng phụ ức chế tập kết tiểu cầu như NSAID, corticoid,…
  • Nghiện rượu nặng, hút thuốc lá lâu năm
  • Người bị ung thư hoặc đang xạ trị, hóa trị
  • Đang bị viêm nhiễm cấp tính
  • Tuổi tác cao

Những trường hợp này có nguy cơ cao khi nâng mũi nói chung và nâng mũi bọc sụn nói riêng. Với những trường hợp có thể cải thiện, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn có thể kiểm soát vấn đề sức khỏe hiện tại trước khi can thiệp các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể không được nâng mũi hay can thiệp các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác nếu tình trạng sức khỏe bất ổn, khó kiểm soát.

Quy trình nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn có quy trình khá đơn giản và trung bình sẽ mất khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ tùy vào tình trạng cụ thể. Quá trình thực hiện phải có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của phụ tá và máy móc, thiết bị hiện đại.

nâng mũi bọc sụn giá bao nhiêu
Trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể về từng phương pháp thẩm mỹ mũi

Nếu đang có ý định nâng mũi, bạn nên nắm rõ quy trình để có thể chuẩn bị chu đáo trước khi can thiệp phẫu thuật:

  • Bước 1 – Thăm khám & tư vấn: Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho khách hàng về phương pháp nâng mũi bọc sụn. Tùy vào tình trạng cụ thể và mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ xem xét nên dùng sụn tự thân hay sụn Megaderm. Đồng thời sẽ trao đổi về chi phí trước khi thẩm mỹ mũi cho khách hàng.
  • Bước 2 – Kiểm tra sức khỏe: Để đảm bảo an toàn khi nâng mũi, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng xét nghiệm máu và đo huyết áp. Sàng lọc sức khỏe sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng trong quá trình làm đẹp. Do đó, bước này sẽ được các bác sĩ thực hiện kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ các vấn đề sức khỏe, loại thuốc đang sử dụng (nếu có) để hạn chế biến chứng.
  • Bước 3 – Lấy sụn tự thân: Trong trường hợp nâng mũi sụn tai, sụn cân cơ thái dương,… bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân và xử lý sụn trước khi nâng mũi. Sụn phải được xử lý kỹ lưỡng và có kích thước vừa phải để có thể tạo dáng mũi thanh thoát, hài hòa.
  • Bước 4 Tiến hành nâng mũi: Sau khi đã xử lý sụn tự thân, bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch nhỏ để bóc tách khoang mũi, sau đó đặt sụn nhân tạo để dựng dáng mũi và dùng sụn Megaderm hoặc sụn tự thân bọc đầu mũi. Quá trình này nghe có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao để dáng mũi sau khi tạo hình sẽ hài hòa và cân đối với khuôn mặt. Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng khâu lại vết thương.
  • Bước 5 Chăm sóc hậu phẫu: Khách hàng sau khi nâng mũi sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi và chăm sóc hậu phẫu từ 1 – 3 ngày. Nếu tình trạng ổn định, khách hàng có thể trở về nhà sau 24 – 48 giờ và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay, một số thẩm mỹ viện ứng dụng công nghệ plasma lạnh để giảm sưng và giúp mũi nhanh lành hơn.
  • Bước 6 Tái khám: Sau khi nâng mũi khoảng 1 – 2 tuần, khách hàng cần quay trở lại phòng khám để được cắt chỉ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý biến chứng.

Nhìn chung, quá trình nâng mũi bọc sụn không quá phức tạp như nâng mũi cấu trúc. Tuy nhiên, để quá trình thẩm mỹ diễn ra thuận lợi, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy. Ngoài ra, nên tìm hiểu kỹ những điều cần lưu ý, chuẩn bị trước và sau khi nâng mũi để chủ động hơn trong việc chăm sóc.

Nâng mũi bọc sụn có ưu nhược điểm gì?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ mũi được yêu thích nhất hiện nay. Ra đời với mong muốn khắc phục biến chứng đầu mũi bóng đỏ và lộ sụn, phương pháp này được nhiều khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu thẩm mỹ mũi. Nếu đang băn khoăn khi lựa chọn các phương pháp nâng mũi, bạn đọc nên tìm hiểu về ưu nhược điểm của nâng mũi bọc sụn để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp:

1. Ưu điểm

Ra đời sau kỹ thuật nâng mũi truyền thống nên nâng mũi bọc sụn đã được cải tiến đáng kể về chất liệu sụn nhân tạo và kỹ thuật nâng mũi. Phương pháp này được đánh giá cao nhờ có những ưu điểm vượt trội như:

ưu nhược điểm nâng mũi
Nâng mũi bọc sụn có mức độ xâm lấn thấp hơn so với nâng mũi sụn sườn và nâng mũi cấu trúc
  • Mức độ xâm lấn thấp: So với nâng mũi cấu trúc, phương pháp nâng mũi  có mức độ xâm lấn thấp – đặc biệt là trong trường hợp sử dụng sụn Megaderm. Nhờ mức độ xâm lấn tối thiểu, thời gian nâng mũi và phục hồi cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Hiệu quả thẩm mỹ cao:  sử dụng sụn mềm để nâng sống mũi kết hợp với sụn Megaderm hoặc sụn tự thân bọc đầu mũi nên sẽ tạo được dáng mũi mềm mại, tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng sụn bọc đầu mũi sẽ giúp cho đầu mũi tròn, nhỏ đúng chuẩn của người Châu Âu và dáng mũi trở nên hài hòa hơn với khuôn mặt.
  • Không gặp phải biến chứng đầu mũi bóng đỏ: Nâng mũi bọc sụn có thể khắc phục được biến chứng mũi bóng đỏ, lộ sụn và thủng đầu mũi. Ngoài ra, nhờ sử dụng sụn sinh học Megaderm và sụn tự thân nên sụn sẽ phát triển hợp nhất với mô da, xương và sụn mũi tạo nên cấu trúc ổn định, không xảy ra hiện tượng mũi cong vẹo và biến dạng sau một thời gian.
  • Phạm vi chỉ định rộng: Nâng mũi bọc sụn có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Đối với những trường hợp không thể lấy sụn, bác sĩ có thể thay thế bằng sụn Megaderm được sản xuất từ tế bào biểu bì của người. Trong khi đó, nâng mũi cấu trúc, nâng mũi sụn sườn có chỉ định hạn chế hơn và khách hàng cũng sẽ phải sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng mới có thể thực hiện.
  • Kết quả ổn định và lâu dài: Đây là phương pháp thẩm mỹ mũi cho hiệu quả ổn định và lâu dài. Nhờ sử dụng sụn bọc đầu mũi nên phần sụn có độ ổn định cao và không bị xê dịch theo thời gian, đồng thời không xảy ra hiện tượng mũi bóng đỏ và lộ sụn. Nếu biết cách chăm sóc, phương pháp nâng mũi này có thể duy trì kết quả được lâu dài trong rất nhiều năm.

2. Nhược điểm

Đây được đánh giá là kỹ thuật thẩm mỹ mũi tối ưu và có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như:

  • Phải phẫu thuật lại sau một thời gian: Nâng mũi bọc sụn có sử dụng sụn mềm nhân tạo để dựng dáng mũi. Sau một thời gian, sụn có thể bị teo rút và xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định, bạn phải phẫu thuật lại để duy trì kết quả và tránh các biến chứng như mũi lệch, mất ổn định, biến dạng. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp cho hiệu quả lâu dài hơn so với các phương pháp thẩm mỹ mũi truyền thống.
  • Không phù hợp với mũi có quá nhiều khuyết điểm: Nâng mũi bọc sụn chủ yếu tác động đến phần sống mũi và đầu mũi. Do đó, những trường hợp mũi có quá nhiều khuyết điểm và mũi bị hư hỏng nặng do tai nạn sẽ không được chỉ định phương pháp này. Đối với những trường hợp kể trên, giải pháp tối ưu là nâng mũi cấu trúc nhằm cải thiện toàn diện đến cấu trúc mũi bao gồm sống mũi, vách ngăn mũi, đầu mũi, lỗ mũi, cánh mũi,…

Đánh giá khách quan, nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ mũi có nhiều ưu điểm. Mặc dù vẫn có một số hạn chế nhưng nhìn chung phương pháp này đáp ứng đủ tiêu chí về hiệu quả thẩm mỹ, an toàn, kết quả ổn định và lâu dài.

Nâng mũi bọc sụn tai, Megaderm,… có giá bao nhiêu?

Nâng mũi bọc sụn có giá bao nhiêu là vấn đề được quan tâm hơn cả. Chi phí thực hiện phương pháp này sẽ “mềm” hơn so với nâng mũi sụn sườn và nâng mũi cấu trúc. Ngoài ra, chi phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại sụn sử dụng và số lần phẫu thuật (lần đầu tiên hay tái phẫu thuật).

nâng mũi giá bao nhiêu
Chi phí nâng mũi sẽ phụ thuộc vào loại sụn sử dụng và cơ sở thực hiện

Theo khảo sát, nâng mũi sụn Megaderm, sụn tai,… có giá như sau:

  • Nâng mũi sụn vành tai có giá 25.000.000 đồng/ lần nâng mũi đầu tiên và 30.000.000 đồng/ lần nâng mũi thứ 2
  • Nâng mũi sụn vành tai kết hợp bọc Megaderm sống mũi có giá 37.000.000 đồng/ lần nâng mũi đầu tiên và 45.000.000 đồng/ lần nâng mũi thứ 2.
  • Nâng mũi sụn Megaderm có giá 20.000.000 đồng/ lần đầu tiên và 25.000.000 đồng/ lần thứ 2

Ngoài ra, chi phí nâng mũi cũng có sự chênh lệch ở từng cơ sở thực hiện và tình trạng mũi cụ thể của từng người.

Một số điều cần biết trước khi nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi được quan tâm nhất hiện nay. Với chi phí hợp lý và nhiều ưu điểm vượt trội, không ít người có ý định chọn phương pháp này để khắc phục các khuyết điểm ở vùng mũi như mũi tẹt, sống mũi lệch, mũi có kích thước không cân đối và thiếu hài hòa với khuôn mặt. Ngoài những thông tin về quy trình, chỉ định – chống chỉ định và chi phí, Wiki Thẩm Mỹ sẽ giải đáp thêm một số vấn đề có liên quan đến phương pháp này:

1. Nâng mũi bọc sụn có tốt không? An toàn không?

Nâng mũi bọc sụn có tốt không? An toàn không? là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Được biết, phương pháp này có nguồn gốc từ Hàn Quốc và đã được Bộ y tế công nhận về độ an toàn với sức khỏe. Các loại sụn được sử dụng để làm cao sống mũi, bọc đầu mũi đều là các chất liệu sinh học có độ tương thích cao.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín khi có ý định phẫu thuật nâng mũi. Thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng có thể gặp phải một số biến chứng như viêm nhiễm, dáng mũi thiếu mềm mại, mất cân đối, lòi sụn và thậm chí thủng đầu mũi. Vì vậy, chỉ khi lựa chọn bệnh viện uy tín, quá trình nâng mũi mới đảm bảo được yếu tố an toàn.

2. Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không? Giữ được bao lâu?

Khi thẩm mỹ mũi, các chị em đều mong muốn tìm được phương pháp cho hiệu quả vĩnh viễn. Do đó, không ít người băn khoăn về vấn đề “Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không?”. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phương pháp này sử dụng sụn sinh học và sụn tự thân nên có độ tương thích cao, an toàn và không xảy ra hiện tượng đào thải.

Nếu chăm sóc đúng cách, kết quả có thể duy trì trong 10 – 15 năm hoặc lâu hơn. Do sử dụng sụn nhân tạo nên sau một thời gian, bạn nên phẫu thuật lại để đảm bảo an toàn và giữ được dáng mũi thanh thoát. Nếu muốn tìm phương pháp nâng mũi cho kết quả vĩnh viễn, bạn có thể xem xét nâng mũi bằng sụn tự thân 100%. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người nên không thể khẳng định chắc chắn phương pháp nào cho kết quả vĩnh viễn.

3. Nâng mũi bọc sụn có bị co rút, tụt sụn không?

Nâng mũi bọc sụn có thể phòng ngừa được biến chứng đầu mũi đỏ. Tuy nhiên, vì vẫn sử dụng sụn nhân tạo nên sau một thời gian dài, sụn sẽ có hiện tượng teo rút khiến cho mũi biến dạng và mất đi hình dáng ban đầu. Đây là lý do bạn phải phẫu thuật lại sau một thời gian nếu muốn giữ dáng mũi đẹp, thanh thoát.

4. Nâng mũi bọc sụn có đau không? Bao lâu thì lành?

Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê nên khách hàng sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ cũng sẽ cho truyền thuốc giảm đau hoặc dùng thuốc giảm đau dạng uống nên mức độ đau thường không đáng kể.

ưu nhược điểm nâng mũi bọc sụn
Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi sẽ phụ thuộc vào cơ địa nhưng trung bình chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày

Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày vết thương sẽ lành hẳn và có thể cắt chỉ. Tuy nhiên, phải mất từ 2 – 3 tháng để cấu trúc mũi có thể ổn định hoàn toàn.

5. Nâng mũi bọc sụn có ảnh hưởng gì không?

Không ít người lo ngại phương pháp nâng mũi này có thể ảnh hưởng đến chức năng của mũi và tai (trong trường hợp lấy sụn tai). Tuy nhiên, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bác sĩ chỉ dùng sụn để tạo sống mũi cao và bọc đầu mũi nên không can thiệp vào cấu trúc mũi bên trong. Ngoài ra, các phần sụn tự thân được lấy để nâng mũi thường là phần sụn thừa, hoàn toàn không giữ bất cứ chức năng sinh lý nào. Do đó, bạn có thể an tâm khi nâng mũi bọc sụn để cải thiện khuyết điểm mũi tẹt, sống mũi thấp, cong vẹo, dáng mũi thiếu thanh thoát và mất cân đối với khuôn mặt.

6. Nam giới có nâng mũi bọc sụn được không?

Nâng mũi bọc sụn có thể áp dụng cho cả nam và nữ giới. Đối với phái mạnh, bác sĩ sẽ tạo dáng mũi mạnh mẽ hơn sao cho mũi cân đối và hài hòa với khuôn mặt. Ngược lại với nữ giới, dáng mũi thường hướng đến sự thon gọn, nhỏ nhắn để tạo nét mềm mại và nữ tính.

7. Nên nâng mũi sụn tự thân hay sụn Megaderm

Khi nâng mũi bọc sụn, bạn có thể lựa chọn sụn Megaderm hoặc sụn tự thân. Nếu e ngại việc lấy sụn tự thân hoặc đã từng lấy sụn tai, sụn cân cơ thái dương,… bạn có thể dùng sụn Megaderm để thay thế. Loại sụn này được chiết xuất từ tế bào biểu bì của người nên có độ tương thích cao, không xảy ra hiện tượng dị ứng, kích ứng và đào thải.

Ngược lại, trong trường hợp muốn cấu trúc mũi ổn định và giữ được kết quả lâu dài, bạn có thể dùng sụn tự thân. Tuy nhiên với những trường hợp lấy sụn tự thân, chi phí sẽ cao hơn và quá trình thực hiện sẽ phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp.

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhờ mang lại hiệu quả cao, lâu dài và chi phí hợp lý. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp này và lựa chọn được cho mình kỹ thuật nâng mũi phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *