Sụn Nanoform và sụn Surgiform loại nào tốt hơn? Nên chọn sụn nào?
Sụn Nanoform và sụn Surgiform được biết đến và sử dụng phổ biến trong việc chỉnh hình cấu trúc của dáng mũi hiện nay. Ngoài những đặc điểm riêng biệt mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao 2 loại sụn này còn có gì đặt biệt? Giữa sụn Nanoform và sụn Surgiform thì loại nào tốt hơn? Nếu nâng mũi thì nên chọn loại nào?
Tìm hiểu về nâng mũi sụn nhân tạo
Sụn nhân tạo dùng trong nâng mũi được cấu thành từ các nguồn nguyên liệu nhân tạo có độ an toàn cao, tính tương thích lớn với cơ thể người dùng. Do đó khi được sử dụng cấy ghép và mũi có thể duy trì một khoảng thời gian khá lâu, thông thường từ 5 đến 40 năm mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay, với sự phát triển vượt bật của các kỹ thuật thẩm mỹ có rất nhiều loại sụn nhân tạo ra đời tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn và ứng dụng. Một số loại sụn có chất lượng tốt, độ tương thích lên đến hơn 90% được nhiều người tin tưởng có thể kể đến như: Sụn Softxil có cấu tạo từ silicon, sụn Pureform, sụn Nanoform và sụn Surgiform được làm từ 100% ePTFE, sụn Megaderm được chiết xuất từ biểu bì con người.
Mỗi loại sụn đều có những đặc tính và ưu điểm riêng, nên sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng sửa mũi mà sử dụng sao cho phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tập trung vào tìm hiểu rõ hơn về sụn Nanoform và sụn Surgiform. Vì 2 loại sụn được chiết xuất cùng một chất liệu nên chắc hẳn chúng sẽ có những điểm chung khiến nhiều người khó phân biệt và phân vân khi lựa chọn.
Sụn Nanoform
Sụn Nanoform là một trong những loại sụn nhân tạo có chất lượng tốt, tiên tiến bật nhất hiện nay của thẩm mỹ nâng mũi. Đây là chất liệu độn có cấu tạo hoàn toàn từ ePTFE nên có đặc tính sinh học và khả năng mô phỏng cấu trúc sụn tự thân rất cao. Thành phần ePTFE chính tạo nên sụn còn được dùng chủ yếu trong việc chế tạo van cơ tim nên đã được FDA Hoa Kỳ thẩm định và cho phép lưu hành.
Sụn được thiết kế có dáng vừa dùng, khả năng ôm khít với sống mũi và chiều dài tương đối phù hợp tạo dáng. Bên cạnh đó, tính dẻo dai của sụn cũng góp phần giúp mũi chịu lực tốt, định hình cao, tránh xô lệch khi va chạm. Đặc biệt nhất là độ tương thích của sụn Nanoform còn có thể tránh được những tình trạng đào thải, kích ứng sụn, phù hợp với cả người có cơ địa nhạy cảm.
Sụn Surgiform
Cũng có thành phần hoàn toàn từ ePTFE nên sụn Surgiform chắc chắn sẽ có những đặc tính không kém sụn Nanoform. Sụn Surgiform được thiết kế với cấu tạo của hàng triệu lỗ nhỏ li ti có kích thước siêu vi, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trong mô cơ mũi được dễ dàng sau khi cấy vào. Cũng nhờ cấu trúc đặc biệt này, sụn khi đưa vào khoang mũi sẻ liên kết chặt chẽ với các tế bào mô xương tại đây, giúp sống mũi thêm vững chắc, không xô lệch.
Với khả năng tương thích với cơ thể con người lên đến 95%, sụn Surgiform cũng không gây kích ứng hay dị ứng chất liệu độn như một số loại sụn thông thường. Sau khi thực hiện phẫu thuật, mô trồi trên bề mặt mũi sẽ bám chặt vào mũi tạo thành khối thống nhất bền chặt. Từ đó vừa tạo được dáng mũi đẹp ổn định vừa có thể duy trì lâu dài với thời gian.
So sánh sụn Nanoform và sụn Surgiform
Như đã đề cập qua, sụn Nanoform và sụn Surgiform đều được cấu tạo từ một chất liệu nên sẽ có một số đặc điểm chung khi được sử dụng trong kỹ thuật nâng mũi hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những điểm giống chúng còn có khác nhau ở một số điểm mà bạn có thể cần biết đến.
Điểm giống nhau của sụn Nanoform và Surgiform
- Cả sụn Surgiform và Nanoform đều là sụn nhân tạo có đặc tính sinh học được cấu thành từ 100% ePTFE.
- Cả 2 loại sụn này đề có khả năng mô phỏng sụn tự thân nên độ tương thích với cơ thể đều trên 90%. Chính vì vậy mà khả năng kích ứng và đào thải xảy ra là cực kỳ thấp.
- Thiết kế của 2 chất liệu độn này đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sụn. Chức năng chính của những lỗ nhỏ siêu vi là giúp các mạch máu có thể phát triển và len lỏi vào để liên kết giữ sụn với mô thành một thể thống nhất.
- Cả sụn Nanofrom và Surgiform đều có tính chất mềm dẻo, có thể chịu được các va đập hay lực tác động từ bên ngoài sau khi nâng mũi.
- Đều là 2 loại sụn được chứng nhận về chất lượng, khả năng ứng dụng thẩm mỹ và độ an toàn tuyệt đối trong phẫu thuật nâng mũi.
Điểm khác nhau giữa sụn Nanoform và Surgiform
- Ở sụn Nanoform thì có một điểm khác biệt để nhận biết là nó rất xốp và nhẹ hơn các chất liệu nâng mũi khác. Khi sử dụng tạo sống mũi sẽ giúp giảm thiểu cảm giác nặng nề, có được một chiếc mũi đẹp và tự nhiên hơn.
- Với chất liệu sụn nâng mũi Surgiform thì đặc tính riêng lớn nhất nhất là chúng có thiết kế dạng hình khối, có độ dày chỉ từ 1 – 5 mm. Với đặc tính thiết kế này, bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật có thể tùy ý căn chỉnh, cắt gọt linh động dáng mũi sao cho phù hợp nhất với người dùng.
Sụn Nanoform và Surgiform loại nào tốt hơn?
Với việc sở hữu nhiều điểm chung nên rất khó để có thể phân định được sụn Nanoform hay Surgiform loại nào sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, khái niệm sụn tốt trong nâng mũi chỉ thực sự hiệu quả khi chất liệu sụn đó thích hợp với trường hợp thay đổi cấu trúc. Mỗi loại sụn nâng đều có đặc tính riêng nên sẽ được sử dụng vào tùy tình trạng mũi.
Ví dụ trong một tình huống sửa khuyết điểm mũi chỉ có thể dùng sụn Nanoform để có kết quả tốt nhất thì sụn này sẽ tốt hơn. Nhưng trong một trường hợp khác, chỉ có thể sử dụng sụn Surgiform thì sụn này sẽ tốt hơn sụn Nanoform. Vì vậy, không thể đánh đồng cả 2 loại cùng một lúc để phân chia ra được. Nhưng bạn cũng có thể dựa vào những ưu điểm và hạn chế của 2 loại này để đưa ra nhìn nhận của bản thân trong vấn đề này.
Ưu – nhược điểm của sụn Nanoform
Ưu điểm
- Có độ mềm mại tự nhiên khi sử dụng tạo dáng mũi
- Có độ bền tốt, khả năng chịu đựng va chạm, vặn xoắn cao
- Sụn nhẹ, khả năng định hình, tạo dáng mũi tốt và đa dạng
- An toàn, phù hợp cho cả người có cơ địa nhạy cảm
- Có tính ổn định cao và khả năng duy trì lâu dài.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn các loại sụn khác
- Cần thời gian hồi phục sau nâng lâu
- Có nhiều hàng nhái nên cần thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện.
Ưu – nhược điểm của sụn Surgiform
Ưu điểm
- Độ tương thích với cơ thể cao nên an toàn khi sử dụng
- Mũi nhanh gom, nhanh lành, và lên form chuẩn
- Cho hiệu quả lâu dài do có độ bám dính chắc vào sống mũi
- Không gây hiện tượng kích ứng sau nâng
- Dễ uốn cong, định hình, tạo dáng mũi.
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Chỉ áp dụng cho các trường hợp nâng mũi mổ mở
- Có lượng hàng nhái, kém trên thị trường nhiều, nên chú ý
- Gây trở ngại trong việc tháo sụn nếu có nhu cầu.
>> Tham khảo ngay: Wiki: 10 Bác sĩ nâng mũi đẹp tại TPHCM nổi tiếng, tài ba
Nên nâng mũi bằng sụn Nanoform hay Surgiform?
Đối với những người ý định thực hiện nâng mũi nhưng đang phân vân không biết nên chọn lựa loại nào giữa sụn Nanoform và sụn Surgiform. Trong trường hợp này chủ yếu không thể tự ý quyết định được vì mỗi tình trạng mũi sẽ có những phương pháp áp dụng thích hợp.
Khi thực hiện thăm khám, tư vấn cùng bác sĩ trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá tình trạng khuyết điểm của mũi bạn để đưa ra những phương pháp cải thiện đúng. Cần lưu ý lựa chọn địa chỉ nhận tư vấn uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm để có thể nhận được những lời khuyên chính xác nhất.
Sau đây là một số gợi ý cho đối tượng nâng mũi thường thấy trong phương pháp nâng mũi bằng sụn Surgiform và sụn Nanoform mà bạn có thể tham khảo.
Đối tượng nâng mũi sụn Nanoform
- Thích hợp cho cả nam và nữ từ 18 tuổi trở lên và 50 tuổi trở xuống để đảm bảo quy trình nâng mũi được an toàn.
- Những trường hợp sở hữu các khuyết điểm kém duyên ở mũi như: mũi thấp, to bè, mũi gồ, đầu mũi thô, sống mũi lệch vẹo,…
- Người có tiền sử dị ứng với các chất liệu độn làm từ silicon, cơ thể không đủ sụn tự thân để nâng mũi.
- Trường hợp mũi bị hỏng, biến dạng nặng do tai nạn, đã thực hiện phẫu thuật trước đó nhưng không như ý, muốn chỉnh sửa lại.
- Người mong muốn sở hữu dáng mũi đẹp để thay đổi bản thân.
Đối tượng nâng mũi sụn Surgiform
- Tất cả mọi người trong độ tuổi từ trên 18 đến dưới 50 để quá trình nâng được an toàn, có kết quả thẩm mỹ tốt.
- Những người có dáng mũi tẹt thấp, gồ ghề, đầu mũi to, sống mũi thấp, ngắn, hếch, cánh mũi dày thô, không được cân đối với khuôn mặt.
- Người đã chỉnh sửa mũi nhưng gặp các biến chứng như: lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, lệch sống, nhiễm trùng mũi,…
- Người muốn sở hữu một dáng mũi mới đẹp chuẩn tự nhiên thay thế dáng mũi kém duyên cũ và có thể duy trì lâu dài.
- Người có mũi biến dạng do tai nạn, do dị tật bẩm sinh.
Vấn đề so sánh và lựa chọn giữa sụn Nanoform và sụn Surgiform trong kỹ thuật thẩm mỹ nâng mũi là việc thường được bắt gặp ở những người đang có ý định làm đẹp nhưng vẫn còn phân vân giữa 2 loại sụn này. Trên thực tế, có thể nói rằng, không phải loại sụn nâng mũi nào là tốt nhất, điều quan trọng là chúng có phù hợp hay không. Vì vậy, điều quan trọng là tìm kiếm loại sụn tương thích với tình trạng mũi hiện tại. Những điều này sẽ được bác sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết hơn khi thăm khám trực tiếp trước khi nâng mũi nên bạn có thể hoàn toàn an tâm cho vấn đề này.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!