Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng? Bác sĩ giải đáp

“Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?” là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra sau quá trình làm đẹp. Vì sống mũi lúc này còn rất yếu và vẫn đang trong giai đoạn phục hồi nên những lưu ý chăm sóc hậu phẫu rất cần thiết. Để có được được kết quả như ý và duy trì mũi được lâu, cần được tư vấn từ bác sĩ để có những liệu trình tốt nhất.

nâng mũi xong bao lâu được nằm nghiêng
Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?

Tại sao sau khi nâng mũi không được nằm nghiêng?

Sau khi hoàn tất quá trình nâng mũi, bên cạnh những chú ý trong việc chăm sóc dáng mũi và hậu phẫu thì nhiều người còn băn khoăn rằng: Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?. Các bác sĩ thường khuyến cáo khách hàng về tư thế ngủ thích hợp sau phẫu thuật. Bởi hành động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nâng mũi của bạn sau khi vết thương đã ổn định.

Tư thế nằm ngủ trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật sẽ tác động đến mũi của bạn, mũi sẽ dễ bị tác động khi vẫn chưa hoàn toàn định hình. Nếu bạn ngủ sai tư thế có thể làm lệch vẹo, cong dáng mũi, hoặc nghiêm trọng hơn là gãy mũi.

Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?

Vậy nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng khi ngủ? Trên thực tế, sau khi nâng mũi bạn có thể nằm nghiêng như bình thường. Việc này sẽ không làm di lệch vật độn vì mũi bạn đã được bác sĩ dùng nẹp kẹp cứng nhằm cố định vùng mũi sau nâng.

Trong những ngày đầu khi dáng mũi chưa ổn định, bạn nên hạn chế việc nằm nghiêng, nói không nên ở đây là nhằm nhấn mạnh không được nằm quá nghiêng về một phía.

Theo đề nghị của các chuyên gia thẩm mỹ, tốt nhất bạn nên kiêng tư thế ngủ nằm nghiêng là trong hai tuần đầu sau khi nâng mũi. Đây là khoảng thời gian mô sụn ở mũi đã dần có sự liên kết và đang đi vào ổn định.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp cơ địa khó hồi phục, thời gian này có thể kéo dài đến 3 tuần. Để tránh tình trạng nằm nghiêng trong vô thức khi ngủ, bạn có thể chèn thêm 2 chiếc gối ở hai bên đầu, giữ cổ không nghẹo sang một bên. Nếu tư thế nằm thẳng gây mỏi bạn có thể điều chỉnh, nằm nghiêng vài phút để thả lỏng các cơ.

Các tư thế ngủ nên và không nên sau nâng mũi

Như vậy, bạn đọc đã có lời giải đáp cho câu hỏi “nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?”. Nhưng bên cạnh đó,  vẫn cần chú ý những vấn đề liên quan sau khi nâng mũi, để có thể vừa đảm bảo tính ổn định của dáng mũi trong những ngày đầu. Vừa có thể mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần quan tâm một số tư thế nên và không nên khi nằm ngủ sau đây.

Các tư thế ngủ cần tránh

Ngoài hạn chế nằm nghiêng khi ngủ, bạn cần chú ý một vài tư thế ngủ khác để không làm ảnh hưởng đến mũi.

nâng mũi bao lâu được cúi đầu
Các tư thế ngủ cần tránh sau khi nâng mũi

Nằm sấp

Đây là tư thế ngủ được khuyến cáo tuyệt đối không được cho cả những người không thực hiện nâng mũi. Khi nằm sấp, cả trọng lượng cơ thể sẽ dồn áp lực lên mũi làm tăng nguy cơ biến dạng. Tư thế ngủ nằm sấp còn nguy hiểm hơn cả ngủ nằm nghiêng.

Không chỉ vậy, khi ngủ nằm sấp còn có thể dẫn đến các triệu chứng như khó thở tức ngực và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nếu duy trì trong thời gian dài. Nếu có thói quen nằm sấp, bạn nên sớm thay đổi tư thế ngủ thích hợp để tránh những trường hợp xấu đến sức khỏe.

Lấy tay che mặt

Ở một số người khi ngủ thường có thói quen để tay lên trán, dù đây là tư thế không trực tiếp tì đè lên mũi nhưng khi ngủ say sẽ vô thức va đập đến. Không chỉ vậy, như bạn đã biết tay là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu khi ngủ tay bạn vô tình chạm đến vùng mũi đang bị thương, có thể là tăng khả năng nhiễm trùng.

Dù là hậu quả nào đi nữa thì đây là tư thế cần kiêng khi những ngày đầu nâng mũi.

Úp gối/ mền lên mặt khi ngủ

Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, việc úp gối, mềm lên mặt có thể gây trở ngại đến quá trình hô hấp của bạn, gây ngạt thở, ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ vậy, hành động này còn tạo ra lực ép ảnh hưởng, làm cong lệch sống mũi.

Tư thế ngủ khoa học sau nâng mũi

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng thì bạn còn cần chú ý có được tư thế ngủ đúng, hợp khoa học sau:

nâng mũi sau bao lâu được cúi đầu
Cần chú ý một số vấn đề để có tư thế ngủ đúng.
  • Ngủ ở tư thế nằm thẳng, và duy trì tư thế ngày liên tục trong 10 đến 15 ngày. Nếu cảm thấy khó chịu, đau mỏi các cơ, bạn có thể thay đổi sang nằm nghiêng nhưng không nên duy trì lâu. Chỉ cần thay đổi trong vài phút để các cơ được thư giãn, tránh ảnh hưởng đến dáng mũi.
  • Sau khi nâng mũi, nếu được bạn nên ngủ một mình. Cần đảm bảo mũi bạn sẽ không bị va đập, vô tình va chạm với người ngủ cạnh. Nếu người ngủ cùng giường với bạn có thói quen trở mình, tư thế ngủ đa dạng thì tốt nhất bạn nên ngủ một mình.
  • Chuẩn bị một chiếc giường rộng rãi với những chiếc gối đầu mềm mại, thoải mái để tựa đầu. Sau khi nâng mũi, bạn cần ngủ kê cao đầu hơn bình thường một tí để giúp mũi đỡ sưng và bớt khó chịu.
  • Để tránh tình trạng vô thức nghiêng người hay đụng tay vào mũi hoặc nằm úp khi ngủ bạn nên chèn gối hai bên đầu để giữ cố định. Việc làm này sẽ hạn chế những thói quen không tốt, tạo cảm giác thoải mái và làm quen dần với tư thế nằm thẳng khi ngủ.
  • Trong trường hợp bạn nằm nghiêng trong thời gian đầu thì không cần quá lo lắng. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở mũi, mũi cong vẹo, xô lệch thì nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để thăm khám.

Một số lưu ý sau nâng mũi

Bên cạnh việc quan tâm nâng mũi sau bao lâu thì được nằm nghiêng thì bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề liên quan khác như:

sau khi nâng mũi nên nằm hay ngồi
Để mũi có được kết quả tốt nhất sau nâng, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng.

Vệ sinh: Vết thương sau nâng mũi nằm ngay trung tâm mặt nên vấn đề vệ sinh hàng ngày cần hết sức chú trọng. Cần tránh tình trạng khoang mũi ẩm ướt, bụi bẩn trong không khí tích tụ để không làm vết khâu bị nhiễm trùng. Nên rửa sạch vết mổ 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch muối có sẵn trong đơn thuốc.

Sinh hoạt: Dù phẫu thuật nâng mũi không làm ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt cá nhân nhưng bạn cũng cần phải chú ý hạn chế những hoạt động mạnh như chạy bộ, tập gym,… không xông hơi mặt trong thời gian này và tránh tiếp xúc va đạp vào vùng mũi.

Ăn uống: Cần có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, nước ép, hoa quả để bổ sung khoáng chất và vitamin. Hạn chế đồ có chứa chất kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Đặt biệt cần kiêng các thực phẩm gây viêm sưng, lưu sẹo như rau muống, gạo nếp, thịt bò, thịt gà, hải sản,… cho đến khi vết thương hoàn toàn khép lại.

Dùng thuốc: Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nếu như chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng thuốc theo toa cho sẵn đúng liều lượng và tái khám theo lịch chỉ định. Nếu vết thương sưng đau trong những ngày đầu cần chườm nóng/ lạnh để giảm sưng.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng?” và các vấn đề có liên quan. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc cần thiết. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn qua tư vấn của bác sĩ vì tùy vào tình trạng cơ địa của mỗi người sẽ có những trường hợp khác nhau.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *