Nâng Mũi Bao Lâu Thì Đầu Mũi Hết To? Chăm sóc như thế nào?
Tình trạng đau nhức, sưng to, bầm tím,…là những triệu chứng thường thấy và gây ra không ít hoang mang cho nhiều người sửa mũi. Vậy nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to? Phải chăm sóc như thế nào để khắc phục tình trạng này là câu hỏi chung được đặt ra sau quá trình làm đẹp. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây giải đáp những vấn đề trên.
Nguyên nhân khiến đầu mũi sưng to sau khi nâng mũi
Từ lâu, nâng mũi đã là phương pháp thẩm mỹ được biết đến với khả năng cải thiện những khuyết điểm mũi hiệu quả duy trì lâu dài. Nhiều người tìm đến nâng mũi với mong muốn sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên, hoàn thiện mà không cần phải tốn nhiều thời gian hồi phục. Thật vậy, nâng mũi chỉ là một thủ thuật nhỏ tác động lên vùng sống mũi để cải tạo lại hình dáng nên sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các cơ qua khác, cũng như đến khuôn mặt.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp sau khi nâng mũi, xảy ra hiện tượng đầu mũi sưng to khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang không biết phải giải quyết như thế nào, vì lo sợ biến chứng và nhiễm trùng vết thương. Nhưng thật ra đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.
Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, vùng mô da trên và trong mũi sẽ được bóc tách ra để tiến hành đưa vật độn vào. Tùy thuộc vào phương nâng mũi thích hợp cho mỗi cá nhân mà những vật liệu này có thể là sụn nhân tạo, sụn tự thân, silicon,…Chính sự tác động này lên mũi cùng với cơ địa mỗi người nên hiện tượng sưng to đầu mũi xuất hiện. Ở mỗi dạng cơ thể khác nhau, tình trạng sưng to cũng sẽ không đồng nhất.
Chính vì vậy, trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật nếu xuất hiện sưng to đầu mũi bạn không cần quá lo lắng, nên tuân theo sự hướng dẫn đã chỉ định của bác sĩ để tiến hành chăm sóc tại nhà. Đảm bảo đúng tiến độ hồi phục cũng như định hình dáng mũi.
Nâng mũi sau bao lâu thì đầu mũi hết to?
Rất khó để có thể đưa ra một đáp án cố định trả lời cho câu hỏi “Nâng mũi mất bao lâu thì đầu mũi hết to?”. Tùy thuộc vào từng tình trạng phẫu thuật, khả năng hồi phục của cơ thể cũng như những yếu tố ảnh hưởng khác nhau nên khoảng thời gian để hết sưng đầu mũi cũng không thể cố định.
Nếu đáp ứng những điều kiện như: y tế chất lượng, tay nghề bác sĩ cao và tình trạng hồi phục tốt,… thì sau 1 đến 3 ngày đầu phẫu thuật, mũi bạn sẽ sưng to ở vùng mũi và xung quanh mũi, gây khó chịu và đau nhức. Lý do chính là do lúc này cơ thể bạn vẫn chưa thể thích ứng với vật liệu độn trong mũi. Cần một khoảng thời gian để các tế bào ở mũi có thể làm quen và thích nghi trước sự thay đổi này.
Theo thời gian, khi dần ổn định các vết bầm tím và sưng to sẽ giảm đi đáng kể, những vùng thâm đen sẽ chuyển sang vàng nhạt rồi biến mất dần. Để có thể hoàn tất quy trình này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia bạn cần tốn từ 4 đến 6 tuần để đầu mũi có thể hết sưng to hoàn toàn.
Khi này, các cấu trúc mới của mũi đã được liên kết với nhau và bước vào trạng thái ổn định. Sống mũi chắc chắn và hình dáng mũi đã tự nhiên hơn, phần đầu mũi cũng bớt sưng đỏ và nhỏ gọn lại. Tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến tháng thứ 3 là đạt mức độ hoàn chỉnh nhất.
Một số triệu chứng thường gặp sau khi nâng mũi
Ngoài việc xuất hiện tình trạng sưng to đầu mũi thì trong những ngày đầu nâng mũi cũng xuất hiện những triệu chứng sau. Bạn có thể theo dõi tình trạng hồi phục của bản thân để có thể có những biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời.
- Sống mũi và quầng mắt dưới bầm tím: đây là triệu chứng thường xuất hiện sau khi các tế bào mô bị tác động lực mạnh. Ở đây, trong quá trình phẫu thuật sụn được đưa vào mũi thông qua đường vạch giữa 2 lỗ mũi, hay vách ngăn, đầu mũi, cánh mũi bị tác động để chỉnh hình làm sưng và tích tụ một phần máu bầm gây thâm tím.
- Cảm giác đau nhức và nặng nề phần mũi: trước quá trình phẫu thuật bạn đã được tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ, nhưng khi lượng thuốc này bắt đầu hết hiệu lực cảm giác đau sẽ xuất hiện. Phần mũi khi này vừa được ghép sụn vào và bạn vẫn chưa kịp thích nghi nên sẽ cảm thấy hơi nặng, chùng xuống một tí ở phần mũi.
- Mũi tiết dịch: tình trạng này là do các mạch máu bị vỡ chảy tràn trong các mô xung quanh khiến mũi tụ dịch và tiết ra ngoài. Trong vài ngày hiện tượng này sẽ nhanh chóng ổn định và biến mất.
- Khó thở, nghẹt mũi: nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sau khi phẫu thuật, mũi sẽ được các bác sĩ cố định bằng nẹp. Hoặc do sự di lệch của các chất liệu độn khi chưa ổn định hoàn toàn, do tình trạng sưng bầm tạo cảm giác khó thở. Hiện tượng này chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn, khi cấu trúc mũi đã đi vào ổn định sẽ thuyên giảm.
Tuy vậy, nếu các tình trạng trên có dấu hiệu kéo dài bất thường hoặc đi kèm những triệu chứng khác, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám lại.
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi
Để có thể hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cũng như thúc đẩy nhanh quá trình sưng to của đầu mũi sau khi nâng mũi bạn cần có một quy trình chăm sóc hợp lý.
- Kiêng ăn các thực phẩm gây sẹo lồi, làm thâm vết thương như: gạo nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống,… Các chất kích thích, thực phẩm gây dị ứng.
- Ngoài ra, hạn chế những va chạm mạnh lên vùng mũi để không làm mất dáng, tụ máu.
- Không để vùng phẫu thuật tiếp xúc trực tiếp với nước, không xông hơi ít nhất một tháng sau nâng mũi.
- Không đeo kính, tránh các vận động thể thao mạnh.
- Hạn chế trang điểm khi vết thương chưa lành để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Nằm ngủ thẳng, không nghiêng về một phía nếu không sẽ gây tổn thương cho dáng mũi.
- Tuân thủ quy định sử dụng thuốc và nghỉ ngơi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Cách vệ sinh mũi sau phẫu thuật
Khâu vệ sinh khu vực mũi sau khi nâng là bước chăm sóc rất quan trọng. Giúp loại bỏ những vi khuẩn bám trên vết thương, kéo ngắn thời gian phục hồi, vào form mà không lo ngại biến chứng, nhiễm trùng.
Lau vùng mũi bằng một miếng tăm bông hoặc gạc đã thấm nước muối sinh lý một cách nhẹ nhàng. Thực hiện liên tục ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối để đặt hiệu quả tốt nhất.
Cách giảm tình trạng sưng bầm sau khi nâng mũi
Để có thể cải thiện tình trạng sưng bầm vùng mũi và quanh mắt sau khi nâng bạn nên kết hợp chườm lạnh và chườm ấm. Trong 1 đến 3 ngày đầu, sử dụng túi chườm lạnh để giảm cảm giác sưng đau. Đến ngày thứ 4, bạn nên chuyển sang chườm ấm để giảm vết bầm. Sử dụng khăn ấm hoặc trứng gà luộc bóc vỏ lăn nhẹ nhàng lên chỗ sưng. Bạn có thể duy trì phương pháp này trong 2 đến 3 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?” và các vấn đề liên quan. Mong rằng với những thông tin trên có thể đưa ra những tham khảo thích hợp với bạn, giúp bạn giải quyết được những vấn đề phát sinh sau khi nâng mũi. Cần theo dõi tình trạng bản thân để có thể cập nhật những chuyển biến mới nhất, để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!