Những dáng mũi không nên sửa kẻo hối hận không kịp
Nâng mũi là phương pháp giúp cải tạo mũi có khuyết điểm một cách hoàn hảo nhất mà nhiều người tin tưởng thực hiện. Tuy nhiên, trước khi quyết định làm phẫu thuật nâng mũi bạn cần biết đến những dáng mũi không nên sửa trong nhân tướng học để tránh ảnh hưởng đến thời vận bản thân. Dáng mũi được xem là ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy nên nhiều người thực hiện nâng mũi cũng nhằm mục đích thay đổi thời vận được tốt hơn. Nhưng nếu không hiểu biết rõ vấn đề này sẽ kéo vận đen đến cho cuộc sống.
Những dáng mũi không nên sửa
Bên cạnh mục đích thay đổi để khuôn mặt được hài hòa và đẹp hơn thì nâng mũi còn có thể giúp người thực hiện cải vận tướng số. Nhiều người tin tưởng rằng, một chiếc mũi hợp phong thủy sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, công việc và kể cả tình duyên. Vì vậy, trước khi quyết định nâng mũi họ thường sẽ xác định nhân tướng bản thân để tìm ra dáng mũi phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Trong nhân tướng học có một số dáng mũi được cho là mang lại tài lộc, may mắn cho người sở hữu. Những người sở hữu một trong những dáng mũi ngày được khuyên là không nên sửa đổi để tránh làm mất vận tướng. Nếu bạn đang có mong muốn thay đổi dáng mũi cho khuôn mặt có thể tham khảo xem bản thân thuộc trường hợp nào sau đây không.
Dáng mũi lân
Người có dáng mũi lân được xem là sở hữu một tướng mũi quý, rất khó gặp. Dáng mũi lân thường sẽ có những đặc điểm nhận dạng như:
- Đầu mũi to phì và hơi nhô ra phía trước
- Cánh mũi 2 bên mở nang, to bè ra
- Da mũi khá dày
- Dù sở hữu tướng mũi hơi to, nhưng lỗ mũi kín, nhiều trường hợp có thể không nhìn thấy cả lỗ mũi khi nhìn từ chính diện.
Xét về tính thẩm mỹ thì dáng mũi lân là dáng mũi không đẹp, sẽ khiến gương mặt trở nên hơi dữ và thiếu cân đối. Nhưng mũi lân trong nhân tướng học lại là dáng mũi thuộc hàng tướng phú quý, sẽ mang đến nhiều vận tài lộc cho người sở hữu. Bên cạnh đó, dáng mũi này sẽ giúp chủ nhân thuận lợi về đường công danh, sự nghiệp,… Vì vậy nên, nếu may mắn có được dáng mũi này bạn không nên chỉnh sửa để không làm ảnh hưởng đến vận mệnh.
Dáng mũi củ tỏi
Đúng như tên gọi, nhìn tổng thể thì có thể nhận ra dáng mũi này có phần trông giống một củ tỏi với các đặc điểm như:
- Da mũi dày
- Đầu mũi khá thấp, bầu tròn
- Xương và sống mũi thấp tẹt
- Cánh mũi to, có nhiều thịt, đường viền 2 bên cánh mũi thường nhìn thấy rất rõ ràng
- Quan sát từ đầu đến 2 cánh mũi sẽ trông giống như hình củ tỏi.
Quan sát sơ lượt thì dáng mũi này không được cho là dáng mũi đẹp, nhiều người sở hữu dáng mũi này thường mong muốn thay đổi để trong có sức sống hơn. Nhưng trên quan điểm tướng số, nếu bạn sở hữu dáng mũi này chứng tỏ cuộc sống của bạn sẽ khá bình yên, dù không quá giàu sang như sẽ hạnh phúc, an nhiên đến cuối đời. Nếu sở hữu dáng mũi này, bạn có thể cân nhắc lại trong việc thay đổi.
Dáng mũi rồng
Mũi rồng là dáng mũi khá hiếm, với vẻ ngoài trông hơi to và thô so với toàn bộ khuôn mặt.
- Đầu mũi tròn, trông rất mềm mại
- Hai bên cánh mũi cân đối, đầy đặn
- Sống mũi hơi cong nhẹ ở giữa.
Người có mũi rồng thường được xem là người tài đức vẹn toàn, tính tình ngay thẳng, cương trực, phú quý không ngừng. Họ có khả năng tốt trong việc lãnh đạo, dễ gặt hái được nhiều thành công trong công việc, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, cuộc sống an nhàn.
Dáng mũi dọc dừa
Mũi dọc dừa chắc hẳn là cái tên quen thuộc với nhiều người, từ xa xưa dân gian đã lưu truyền về vẻ đẹp của dáng mũi này. Một giai đoạn dài, mũi dọc dừa được xem như chuẩn mực của một dáng mũi đẹp.
- Sống mũi cao thẳng, đẹp ở mọi góc nhìn
- Đầu mũi cao, tròn. Khi nhìn tổng thể mũi sẽ không bị dày, to bè
- Lỗ mũi không bị lộ ra bên ngoài
- Cánh mũi thon gọn
- Lỗ mũi hạt chanh nhỏ nhắn.
Chỉ ở phương diện thẩm mỹ thì đây đã là một dáng mũi không nên sửa. Ngoài ra trong nhân tướng học người sở hữu dáng mũi dọc dừa đại diện cho sự đại cát đại lợi, phú quý không ngừng. Đàn ông có mũi dọc dừa chứng tỏ họ rất thông minh, nhạy bén, dễ thành đạt, phú quý. Phụ nữ sở hữu dáng mũi này thì có cuộc sống sung sướng, an nhiên khi về già.
Thực ra tính đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho việc sửa mũi sẽ tác động đến tướng số con người. Tuy nhiên, thực hiện nâng mũi chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến ngoại hình và tâm lý người thực hiện. Sở hữu một dáng mũi thanh thoát, tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt hiển nhiên sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn trong cuộc sống và dễ dàng gặt hái được thành công.
Những trường hợp không nên nâng mũi
Ngoài những dáng mũi được xem là không nên sửa trong nhân tướng học đã được liệt kê ở trên thì còn một số trường hợp cần chú ý khi có ý định thực hiện phẫu thuật chỉnh mũi. Bạn nên tham khảo để tránh rơi vào những tình huống cấm kị khi nâng mũi dưới đây.
- Không lạm dụng sụn nhân tạo kéo dài đầu mũi
Việc sử dụng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi sau một thời gian dài để lại biến chứng vì sụn nhân tạo có tính chất bào mòn rất cao. Không phải mũi ngắn thì cứ đặt sụn vào sẽ đẩy mũi dài ra, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm.
Nếu dùng phương pháp này tính bào mòn của sụn sẽ làm sụn tụt xuống, phần da mỏng manh ở đầu mũi giữ chức năng làm giá đỡ sẽ không thể bảo vệ được. Sóng mũi và đầu mũi sẽ yếu dần và gây ra hiện tượng mỏng da, lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Cách duy nhất để kéo dài đầu mũi một cách an toàn là sử dụng sụn vách ngăn để bảo vệ giữ sụn và da.
- Không lạm dụng sụn tự thân nâng cao sống mũi
Sử dụng sụn tai nâng mũi sau một thời gian sẽ co rút theo cơ chế vốn có của nó. Cho nên chất liệu sụn này chỉ thích hợp để bao bọc bảo vệ phần đầu mũi. Dùng sụn tự thân để nâng mũi là một phương pháp an toàn, nhưng phải đảm bảo áp dụng đúng chức năng và vị trí mới có thể kéo dài thời gian duy trì dáng mũi.
- Không nâng mũi khi không có vật liệu hỗ trợ nếu da mũi mỏng
Một số trường hợp da mũi mỏng, không đủ lực để chịu tác động của sụn nâng nên cần phải được kết hợp với các loại vật liệu hỗ trợ khác. Thông thường vật hỗ trợ sẽ là các loại tế bào chiết xuất từ da người có độ tương thích cao với cơ thể để lót vào giữ da và sụn.
- Không nâng cao mũi khi xương mũi to bè, gồ ghề
Những trường hợp xương mũi to bè, gồ ghề nếu thực hiện nâng mũi sẽ chỉ khiến mũi dù cao nhưng trở nên thô và giả hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Trong những trường hợp này cần thực hiện chỉnh hình cho xương mũi thon gọn lại rồi mới đặt sống lên.
Trước khi quyết định can thiệp phẫu thuật để nâng cao tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Bạn nên chú ý tìm hiểu đến những dáng mũi không nên sửa để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Một dáng mũi được cho là đẹp khi nó đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về cảm quan thẩm mỹ, sự hài hòa với ngũ quan và tính an toàn khi thực hiện. Không nên vì làm đẹp mà bất chấp thực hiện những phương pháp tìm ẩn nguy cơ cao.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!