Mũi gồ là gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách xử lý
Mũi gồ được xem là khuyết điểm kém duyên ở dáng mũi mà nhiều người gặp phải. Người sở hữu dáng mũi này thường tạo cảm giác dữ dằn, nghiêm khắc và thiếu thiện cảm trong giao tiếp. Làm ảnh hưởng trực tiếp vào sinh hoạt đời sống cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các công nghệ làm đẹp, việc khắc phục, chỉnh sửa dáng mũi gồ ghề, thô kệch đã không còn là điều quá khó khăn.
Tìm hiểu về dáng mũi gồ
Mỗi người khi sinh ra không phải ai cũng có thể sở hữu một dáng mũi hoàn hảo, phù hợp với khuôn mặt. Đặc biệt là người Á Đông, khi yếu tố gen ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành khung xương mũi. Ngoài các dáng mũi đặc trưng như: sóng mũi thấp, đầu mũi tẹt, rộng, trụ mũi ngắn, cánh mũi to bè,…thì sóng mũi gồ cũng là đặc điểm khá phổ biến.
Nếu như ở những dáng mũi khác phần lớn khiến cho tổng quan của khuôn mặt không được cân đối, thiếu điểm nhấn riêng. Thì ở người sở hữu dáng mũi nhấp nhô, không đồng đều lại tạo ấn tượng về vẻ ngoài trông dữ dằn, thiếu thiện cảm cho người đối diện. Không chỉ vậy, đối với những chiếc mũi gồ một cách quá cỡ sẽ khiến cho khuôn mặt kém thẩm mỹ, không hài hòa.
Như vậy, dáng mũi gồ là dáng mũi như thế nào? Có thể chỉnh sửa dáng mũi này sao cho phù hợp với khuôn mặt hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những thông tin sau đây:
Mũi gồ là như thế nào?
Như đã nói, mũi gồ là tình trạng không quá xa lạ nên việc nhận dạng dáng mũi này rất dễ dàng. Ngày từ tên gọi của nó, chắc hẳn bạn đọc đã có thể phần nào hình dung được đặc trưng chính của dáng mũi này. Mũi gồ là chiếc mũi có đường sóng không được thẳng đều mà sẽ đứt gãy ở một gần chân mũi hoặc giữa sóng mũi. Tại vị trí đứt gãy này phần xương sóng mũi sẽ nhô lên cao hơn, tạo một đường nhấp nhô, méo mó.
Tình trạng mũi gồ được chia làm hai mức độ để phân biệt như:
- Mũi gồ nhẹ: Đây là tình trạng mũi chỉ bị gồ nhẹ, điểm gồ chia đường sóng mũi thành hai phần tương đối.
- Mũi gồ hình yên ngựa: Dáng mũi bị gồ nhiều hơn, điểm gồ nằm ở 1/3 đường sóng mũi. Nơi tiếp giáp của vị trí này lõm xuống trông giống như yên ngựa.
Nguyên nhân
Xương sóng mũi bình thường sẽ hình thành đều và thẳng tắp, tạo một đường cong nhẹ từ đầu đến chóp mũi. Trong trường hợp mũi gồ, một phần xương bị thừa ra tạo điểm nhấp nhô trên đường sóng mũi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là:
- Do yếu tố bẩm sinh:
Bẩm sinh là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gồ mũi nặng và nhẹ. Như đã biết, mũi gồ là một đặc trưng không thể bỏ qua của người Á Đông, dù là trải qua hàng triệu năm vẫn không thể xóa bỏ được. Cấu trúc xương mũi do ảnh hưởng của gen di truyền nên đã được định hình ngay từ trong bào thai.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng mũi này không thể hiện ngay từ đầu mà khi đến tuổi dậy thì sẽ dần dần bộc lộ rõ ràng. Đường sóng mũi thẳng sẽ chuyển dần sang hình thái phát triển gãy khúc, thiếu mô sụn, nhô cao lên ở một điểm. Theo báo cáo từ chuyên gia, yếu tố bẩm sinh chiếm tỉ lệ không hề nhỏ khiến sóng mũi đứt gãy, nhô lên.
- Do chấn thương vùng mũi:
Đường sóng mũi gãy, đứt, gồ ghề, không cân đối cũng có thể là do các chấn thương như tai nạn, va đập trực tiếp lên vùng xương mũi. Hầu hết tình trạng mũi bị tổn thương do nguyên nhân này đều có thể khắc phục và ngăn chặn biến chứng dễ dàng nếu có thể can thiệp, điều trị sớm.
Ngoài ra, mũi bị biến dạng, gãy sóng cũng có thể là do việc nâng mũi thất bại, sử dụng sụn nâng không phù hợp gây ra. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến dáng mũi vốn có, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm về thẩm mỹ cũng như sức khỏe.
Mũi bị gồ có sửa được không?
Hiện nay, với những phát triển vượt bậc trong công nghệ thẩm mỹ, việc khắc phục và chỉnh sửa dáng mũi bị lòi lõm không còn là điều khó khăn. Hầu hết, kỹ thuật chỉnh sửa mũi gồ được gọi chung là phẫu thuật thu gọn mũi. Tùy vào mức độ và ý nguyện của khách hàng mà có kết hợp nâng sóng mũi hay không.
Việc chỉnh sửa và tạo hình mũi nhấp nhô được nhận xét là có quy trình thực hiện khá phức tạp vì nó sẽ tác động trực tiếp đến phần xương sóng mũi. Khi tiến hành yêu cầu bác sĩ thẩm mỹ phải có tay nghề và kinh nghiệm cao để không gây biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị mũi gồ
Hầu hết các phương pháp thẩm mỹ mũi hiện nay đều có thể áp dụng để loại bỏ đường sóng gồ ghề, thiếu thanh thoát của mũi. Tùy thuộc vào tình trạng mũi và nhu cầu làm đẹp của mỗi người mà áp dụng phương pháp phù hợp.
Nâng mũi không phẫu thuật
Như chính tên gọi của nó, phương pháp điều trị mũi gồ này sẽ không cần sự can thiệp của dao kéo trong suốt quá trình thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ sử dụng chất làm đầy da (ở đây có thể là filler hoặc mỡ tự thân) để lấp vào các vũng mũi xung quanh điểm gồ để tăng chiều cao cũng như độ đồng đều của sống mũi.
Thủ thuật này được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng, có thể nói đây là giải pháp ít tốn kém nhất trong các phương pháp chỉnh sửa mũi gồ. Tuy nhiên, nâng mũi không phẫu thuật sẽ không kéo dài quá lâu, thông thường dáng mũi chỉ có thể duy trì được từ 6 tháng đến 2 năm do chất làm đầy tiêu biến.
Bên cạnh đó, đối tượng để có thể thực hiện được phương pháp này cũng bị hạn chế nhất định. Những trường hợp có da mũi mỏng, mũi có nhiều khuyết điểm khi thực hiện sẽ không mang đến hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, bạn đọc cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn cách giải quyết này.
Nâng mũi phẫu thuật
Nâng mũi phẫu thuật sẽ giúp khắc phục và chỉnh sửa dáng mũi gồ một cách hiệu quả và lâu dài hơn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể kết hợp tạo dáng mũi theo nhu cầu thực hiện phẫu thuật điều trị.
Có 2 kỹ thuật phổ biến dùng để loại bỏ tình trạng gồ ghề của mũi là:
- Nâng mũi vùng kín
Nâng mũi vùng kín là phương pháp chỉnh hình với các thao tác chỉnh lại xương và sụn thông qua 2 lỗ mũi. Khách hàng thực hiện phương pháp này sẽ không phải lo lắng về việc để lại sẹo và thời gian hồi phục cũng sẽ nhanh hơn nâng mũi hở.
Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ hiệu quả cao đối với trường hợp mũi bị gồ nhẹ, độ chênh lệch của điểm gồ và các vùng xung quanh không lớn.
- Nâng mũi hở
Nâng mũi hở chính là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, không chỉ điều trị gồ mũi mà còn có thể định hình, tạo dáng sóng mũi hiệu quả. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân và rạch một đường nhỏ trên sóng mũi để lộ toàn bộ xương và sụn cần can thiệp.
Vị trí gồ sẽ được mài phẳng, định hình lại sao cho hoàn hảo nhất. Trong lúc này, sụn và các mô da có thể được đặt vào hoặc loại bỏ để cải thiện dáng mũi. Mũi cần mất khoảng 1 tháng để hồi phục và có kết quả chính xác. Nhưng phương pháp này có thể đảm bảo được thời gian duy trì của dáng mũi khá lâu, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính thẩm mỹ của khuôn mặt sau này.
Chi phí thực hiện
Hiện nay, chi phí chỉnh sửa mũi gồ khá đa dạng và không cố định vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, giá cho dịch vụ điều trị mũi nhẹ có giá giao động từ 10 – 15 triệu đồng. Trong những trường hợp gồ nặng, kết hợp với tạo dáng mũi thì chi phí bỏ ra là 50 – 75 triệu đồng. Để có thể biết rõ giá thành khi thẩm mỹ, bạn nên liên hệ với cơ sở thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và cung cấp con số chính xác nhất.
Mũi gồ dù không phải là khuyết điểm tác động nghiêm trọng đến cấu trúc mũi, nhưng lại mang đến nhiều ảnh hưởng cho sinh hoạt và vẻ ngoài của khuôn mặt. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về dáng mũi này, cũng như những vấn đề xoay quanh nó để có được cách điều trị hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!