Cách chăm sóc sau nâng mũi mau lành: Hướng dẫn từ bác sĩ
Sau khi hoàn tất quá trình làm đẹp, việc chăm sóc sau khi nâng mũi sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục của vết mổ. Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định kết quả thẩm mỹ cũng như việc duy trì dáng mũi. Sau đây là tổng hợp những cách chăm sóc đúng cách mà nhiều bác sĩ thẩm mỹ khuyến khích bạn thực hiện khi mới nâng mũi.
Những triệu chứng có thể gặp sau khi nâng mũi
Thông thường, sau khi kết thúc ca phẫu thuật nâng mũi trong vòng 7 – 10 ngày sẽ xuất hiện một số triệu chứng gây khó chịu tại vùng mũi như:
- Mũi đau nhức, có cảm giác nặng sống mũi:
Trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc gây tê, gây mê để quá trình làm đẹp không có cảm giác đau đớn. Nhưng khi thuốc tê tan hết, cảm giác đau sẽ xuất hiện gây khó chịu. Bên cạnh đó, việc cấy ghép các chất liệu độn vào khoang mũi trong thời gian đầu sẽ khiến mũi có cảm giác nặng nề hơn, đặc biệt là khi bạn vẫn chưa thích ứng được với tình trạng này.
- Đầu mũi và sóng mũi sưng to:
Sưng to là hiện tượng chung của các bộ phận cơ thể sau khi thực hiện phẫu thuật, mũi cũng vậy. Khi đã can thiệp dao kéo để tạo dáng mũi thì các vùng biểu bì, mô cơ sẽ sưng lên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải lo lắng. Sau khoảng 10 – 15 ngày, vùng sưng sẽ thuyên giảm và mũi sẽ ổn định lại như kết cấu đã đặt ra trong lúc phẫu thuật.
- Mũi tiết dịch mủ:
Việc ứng và tiết dịch sau khi nâng mũi là do cách mạch máu bị vỡ chảy tràn vào trong các mô xung quanh khiến mũi tụ dịch. Bạn chỉ cần dùng giấy sạch thấm hết dịch để khắc phục tạm thời. Hiện tượng này sẽ hết sau vài ngày nghỉ ngơi và dùng thuốc hoặc thực hiện hút dịch nếu tiết nhiều.
- Sống mũi và quầng dưới mắt bị bầm tím:
Hiện tượng bầm tím sống mũi là do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã thực hiện đưa sụn vào bằng việc rạch 1 đường giữa mũi. Hoặc can thiệp vào các phần khác như vách ngăn, đầu mũi, cánh mũi,… làm tổn thương lớp mô cơ nơi đây.
- Khó thở, nghẹt mũi:
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó thở và nghẹt mũi sau khi nâng mũi là do lúc này dáng mũi vẫn chưa cố định nên phải dùng nẹp để giữ, bên cạnh đó tình trạng sưng bầm sẽ chèn ép đường thở tạo khiến hơi thở không thông.
Cách chăm sóc sau nâng mũi
Với những hiện tượng xảy ra như sau khi nâng mũi như đã liệt kê ở trên, bạn không cần phải hoang mang vì đây là những triệu chứng thường gặp. Để có thể cải thiện và hỗ trợ quá trình lành vết thương ở mũi nhanh hơn bạn có thể tham khảo và thực hiện những cách chăm sóc sau đây:
Vệ sinh mũi sau nâng
- Lưu ý giữ vệ sinh vùng xung quanh vết thương thật chu đáo bằng việc sử dụng nước muối sinh lý để tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn trong môi trường tấn công vào vùng mới phẫu thuật.
- Thực hiện việc lau vết thương bằng nước muối với tần suất 3 – 4 lần 1 ngày.
- Nên sử dụng những loại nước muối chuyên dụng để sát khuẩn tốt hơn. Bên cạnh đó bạn phải ghi nhớ thường xuyên thay băng gạc để đảm bảo vệ sinh cho mũi mỗi ngày.
- Hạn chế vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước và bụi bẩn để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi nâng mũi.
Khắc phục sưng đau, bầm tím
Thực hiện chườm đá, chườm nóng để cải thiện tình trạng sưng đau, bầm tím và phù nền sau mỗi ca phẫu thuật. Cần thực hiện chườm trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật để có hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch cho đá/ nước ấm vào.
- Nhẹ nhàng đặt túi chườm lên xung quanh vùng mũi, tránh để nước đá tiếp xúc với vết thương nếu sử dụng khăn.
- Mỗi ngày nên chườm từ 2 – 3 lần.
Nên thực hiện chườm đá trước để giảm sưng đau, sau đó mới tiến hành chườm ấm để giảm tình trạng bầm tím.
Tư thế nằm ngủ
Sau khi nâng mũi, tuyệt đối không được ngủ nằm sấp, úp gối, nằm nghiêng để tránh tình trạng vô tình chạm đến mũi đang hồi phục. Nên ngủ ở thế nằm thẳng trong 10 đến 15 ngày đầu. Trong lúc nằm nếu cảm thấy khó chịu, đau mỏi các cơ bạn có thể thay đổi sang nằm nghiêng trong khoảng 2 – 3 phút để thả lỏng.
Trong trường hợp vẫn chưa thích ứng được với việc nằm thẳng, bạn có thể kê đầu cao hơn bình thường, dùng gối mềm đặt hai bên đầu để cố định tư thế, tránh xoay người vô thức trong lúc ngủ làm va chạm đến dáng mũi.
Tránh vận động mạnh
Thời gian chăm sóc hậu phẫu là lúc bạn nên tạm ngưng các hoạt động thể thao, vui chơi đòi hỏi cường độ và tần suất vận động lớn. Không khuân vác vật nặng, chạy bộ, tập gym,… Để tránh những hoạt động này tạo áp lực lớn lên mũi, khiến mũi bị tổn thương, biến dạng.
Không va chạm vào mũi
Điều tối kỵ nhất sau khi nâng mũi là dùng tay sờ hay va chạm vào mũi. Lúc này cấu trúc của mũi còn rất yếu, chưa được cố định nên rất dễ bị tổn thương. Nếu dùng tay chạm vào sẽ dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng, làm xê dịch vị trí sụn nâng, ảnh hưởng đến khả năng bình phục và tính thẩm mỹ của mũi sau khi lành.
Chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc đúng
Thay thế các hoạt động vui chơi, thể thao bằng cho việc nghỉ ngơi để giúp mũi có thể hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể đi bộ hay tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông tốt hơn. Cần kiêng nhẫn cho đến khi cấu trúc mũi đã thực sự vững chắc để có thể thực hiện những hoạt động có cường độ lớn.
Sau phẫu thuật nâng mũi, trong việc hướng dẫn chăm sóc bác sĩ có thể kê đơn thuốc để dùng khi về nhà. Bạn nên uống và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu dùng các loại thuốc ngoài toa.
Những thực phẩm nên ăn
Để cơ thể có thể đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho quá trình hồi phục sau khi nâng mũi, bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm sau cho thực đơn hàng ngày.
- Rau củ quả: giúp bổ sung đủ carbohydrate lành mạnh, vitamin các nhóm A, C, D, và khoáng chất. Hầu hết các chất này chứa nhiều trong cà rốt, ớt chuông, bông cải, cà chua, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây,…
- Chất béo có gốc thực vật, cá: dầu thực vật, dầu cá sẽ giúp tăng khả năng hấp thu vitamin, tăng hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết thương hiệu quả.
- Các loại quả mọng: các chất dinh dưỡng có trong nho, dâu tây, cam, quýt, bưởi, lựu,… tốt cho tiến trình hình thành da non, nhanh liền sẹo.
- Thịt và protein: các axit amin có trong thịt sẽ tái tạo mô và tăng tốc độ làm lành vết thương, giúp sản sinh tế bào máu mới bổ sung cho lượng máu tiêu hao khi phẫu thuật.
- Men vi sinh: có nhiều trong sữa và sữa chua sẽ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.
- Uống đủ nước: bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, dùng thêm các loại nước ép từ trái cây để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh, thanh lọc ở thể và rút ngắn quá trình hồi phục vết thương.
Kiêng khem hợp lý
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn trong khoảng thời gian chờ cấu trúc mũi ổn định, bạn cần chú ý tránh xa những món sau đây:
- Thịt bò, thịt gà và trứng: dù có giàu chất dinh dưỡng tốt cho việc lành vết thương, nhưng dùng thịt bò, thịt gà sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy, vùng da mũi sau phẫu thuật sẽ bị sậm màu hơn những vùng da xung quanh, đặc biệt có thể gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Rau muống: loại rau này cũng có khả năng gây sẹo lồi nên tạm thời bạn nên kiêng rau muống ra khỏi thực đơn trong một thời gian.
- Đồ nếp: những món ăn được chế biến từ nếp sẽ khiến vết thương khó lành, mưng mủ, thậm chí có thể gây biến dạng mũi và sẹo lồi.
- Hải sản: tôm, cua, ghẹ, mực,…là những món ăn có khả năng gây ra dị ứng, ngứa ngáy tại vùng vết thương đang có da non. Gây cản trở quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi.
- Đồ ăn cay nóng, rượu bia, nước có gas, chất kích thích: đây là những thực phẩm có hại cho sức khỏe, làm tăng khả năng viêm nhiễm, cản trở tiến trình phục hồi của mũi.
Tái khám đúng lịch hẹn
Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể theo dõi được toàn bộ quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tốc độ của việc hồi phục, đồng thời có thể kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của vết thương để có thể ngăn chặn và khắc phục kịp thời trước khi các biến chứng trở nặng hơn.
Thông thường, lịch tái khám của bạn sẽ là: 7- 10 ngày để tháo nẹp cố định và vệ sinh lại mũi; 1 tháng sau phẫu thuật để theo dõi quá trình lành vết mổ; tiếp theo là 3, 6, 9 tháng để kiểm tra tình trạng mũi định kỳ.
Thời gian chăm sóc sau nâng mũi là bao lâu?
Khoảng thời gian được xem là đẹp cho quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi thường nằm trong 3 tháng đầu. Lúc này là cấu trúc mũi đã bước vào giai đoạn ổn định, cần chú ý chăm sóc thật kỹ để không phải đem đến những biến chứng nào. Sau khoảng 3 tháng bạn có thể trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường, không cần thực hiện kiêng khem nữa.
Trong một số trường hợp đặt biệt, phải mất 6 tháng mũi mới có được định hình tốt vì vậy việc chăm sóc cũng phải kéo dài theo. Bạn cần chú ý theo dõi tình trạng hồi phục của vết thương để có cách thực hiện chăm sóc tốt nhất.
Qua những thông tin tổng hợp về phương pháp chăm sóc sau khi nâng mũi của bài vết, Wiki Thẩm Mỹ hy vọng có thể hỗ trợ ít nhiều cho bạn trong việc tìm hiểu sau khi làm đẹp. Một quá trình hồi phục thuận lợi đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong việc chăm sóc. Chính vì vậy, không thể xem nhẹ khoảng thời gian quan trọng này. Nếu xuất hiện những tình trạng bất thường, cần tìm đến bác sĩ để được giải đáp và ngăn chặn sớm nhất. Chúc bạn có một kết quả làm đẹp như ý.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!