Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng là tình trạng khiến nhiều người lo lắng khi gặp phải. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Có ảnh hưởng gì không? Nên làm gì để khắc phục tình trạng này. Sưng mũi là hiện tượng thường thấy sau khi tác động dao kéo để tạo dáng, nhưng nếu vẫn kéo dài và kèm theo những biểu hiện bất thường thì bạn không nên chủ quan. Cần can thiệp sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc mũi.
Tình trạng mũi sưng phù sau khi nâng
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi dù bằng bất kỳ phương pháp nào đi nữa cũng sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho mũi. Đặc biệt là khi thực hiện bằng những phương pháp phẫu thuật nâng mũi. Chính vì vậy, tình trạng sưng to mũi sau khi nâng là điều hoàn toàn bình thường.
Thông thường, tình trạng mũi bị sưng chỉ kéo dài một khoảng thời gian ngắn rồi sẽ biến mất nên bạn không cần lo lắng quá. Khoảng thời gian thích hợp để mũi hết sưng nằm khoảng 10 – 15 ngày, một số trường hợp đặt biệt có thể lâu hơn mất khoảng 1 tháng để hồi phục.
Mũi bị sưng sau nâng mũi không đáng ngại, nhưng nếu thời gian kéo dài hơn 1 tháng hay sau 3 vẫn không thuyên giảm thì lại là dấu hiệu nguy hiểm. Bạn cần bình tĩnh xác định nguyên nhân cụ thể để có thể khắc phục kịp thời. Tránh kéo dài quá lâu làm mũi viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng mũi bị lệch vẹo, biến dạng,…
Nguyên nhân khiến nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng
Tùy vào từng trạng sưng và các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nâng mũi sau 3 tháng có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu. Tuy nhiên, thông thường những trường hợp mũi sưng kéo dài có thể do những nguyên nhân chính sau đây:
Thực hiện kỹ thuật nâng phức tạp
Như đã biết, một phương pháp tái tạo cấu hình mũi có nhiều khuyết điểm đòi hỏi phải được thực hiện bằng kỹ thuật phức tạp. Nếu can thiệp đến mũi quá nhiều thì thời gian sưng đau sẽ phải kéo dài hơn. Chính vì vậy, nâng mũi sau 3 tháng mà tình trạng bị sưng phù vẫn còn, bạn cần xác định xem phương pháp nâng mũi của mình thuộc trường hợp nào.
Với các phương pháp đặt sụn, nâng mũi bán cấu trúc đơn giản thời gian phục hồi ngắn do can thiệp không quá sâu đến mũi. Nhưng nếu bạn sử dụng sụn tự thân để tái tạo dáng mũi, quá trình cần thực hiện thêm bước tách sụn từ tai, sườn hay vách ngăn để làm chất liệu độn. Đây là phương pháp đòi hỏi nhiều kỹ thuật và thực hiện phức tạp hơn những phương pháp nâng mũi còn lại. Chính vì vậy, những tổn thương khi thực hiện thủ thuật này mang đến cho mũi cũng sẽ nặng hơn, cần thời gian lâu hơn để hết sưng.
Do tính chất cơ địa
Nhiều người cho rằng, những trường hợp mũi quá dày, da có tính nhờn, hoặc lỗ chân lông thô sẽ khiến tình trạng sưng sau khi nâng mũi sẽ kéo dài. Đặc biệt nếu đầu chóp mũi to thì cơ sẽ càng cao. Hiện tượng mũi bị sưng to và cương cứng này sẽ kéo dài đến 3 tháng sau nâng mũi cũng là phản ứng tự nhiên của thể nên sẽ không quá nguy hiểm.
Thông thường sau khi phẫu thuật thường phải trải qua 2 quá trình sưng phù chính là phù mềm và viêm nề cứng. Viêm phù mềm chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần là khỏi hẳn, còn về viêm nề cứng thì có thể kéo dài đến cả năm. Nên tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà hiện tượng sưng phù chấm dứt sớm hoặc trễ. Một số người có khả năng phục hồi chậm rất dễ gây ra tình trạng chảy mủ nguy hiểm nếu như không được chăm sóc tốt.
Vận động mạnh sau nâng mũi
Trong thời gian đầu sau khi nâng mũi, cấu trúc mũi và sụn vẫn chưa được cố định hoàn toàn. Đây là khoản thời gian cần hết sức cẩn thận vì mũi lúc này đang rất nhạy cảm bởi các động từ bên ngoài. Bạn cần đảm bảo việc hạn chế các tác động lên vùng mũi, dù là tác động nhỏ nhất để tránh làm tổn thương mũi sau nâng.
Mặc dù có thể bạn chỉ cần 10 ngày là có thể thực hiện cắt chỉ, tuy nhiên dáng mũi sau khi cắt chỉ vẫn chưa thật sự ổn định. Giai đoạn này mũi chỉ vừa mới bước vào việc định hình form dáng và vẫn còn khá lỏng lẻo, dễ bị tổn thương. VÌ thế nếu muốn dáng mũi hoàn toàn ổn định thì cần kiêng nhẫn trong 3 đến 6 tháng là tốt nhất.
Nếu lúc này bạn tham gia những hoạt động vận động mạnh, khom cúi nhiều, chạy bộ thể dục,… cũng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến dáng mũi. Tình trạng nâng mũi sau 3 tháng mà mũi vẫn còn bị sưng cũng có thể là do bạn có chế độ vận động quá nhiều, vô tình khiến mũi bị tổn thương, sưng nhiều và lâu hơn so với dự kiến. Cần chú ý mọi hoạt động hàng ngày của bản thân cho đến khi đảm bảo cấu trúc mũi đã hoàn toàn ổn định.
Chế độ chăm sóc không đúng
Chế độ chăm sóc hậu phẫu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục và ổn định sau khi nâng mũi. Nếu thực hiện chăm sóc không đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng sưng tấy lâu ngày không khỏi, kéo dài thậm chí còn bị nhiễm trùng vết mổ hoặc để lại sẹo xấu.
Trong thời gian chăm sóc mũi, bạn cần thực hiện vệ sinh vết thương theo đúng hướng dẫn, dùng thuốc đúng toa và không tự ý sử dụng các loại thuốc khác. Bên cạnh đó, việc tuân thủ kiêng cử một số loại thức ăn, nước uống không tốt cho quá trình hồi phục như: thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, rau muống, đồ nếp, rượu bia,… là không thể bỏ qua. Cần duy trì chế độ này cho đến khi cấu trúc mũi thực sự hoàn thiện.
Nhiễm trùng mũi
Nguyên nhân có thể khiến cho việc nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng là do mũi đã bị nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người ái ngại nhất bởi những hệ lụy không nhỏ mà nó mang đến. Biểu hiện chính của nhiễm trùng mũi là tình trạng mũi sưng to, đau ức kéo dài, chảy máu hoặc chảy dịch có mùi khó chịu, kèm theo hiện tượng nóng sốt cùng một vài dấu hiệu nguy hiểm khác.
Mũi bị nhiễm trùng có thể do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng với chất liệu độn, quy trình nâng mũi không đảm bảo việc sát khuẩn, chất lượng tay nghề bác sĩ kém hoặc việc vệ sinh mũi không đúng. Với trường hợp sưng mũi do bị nhiễm trùng cần phát hiện sớm, dấu hiệu nhiễm trùng chưa trầm trọng để có thể điều trị bằng những biện pháp phù hợp. Nếu để nhiễm trùng trở nên năng hơn, mũi có dấu hiệu hoại tử buộc phải tiến hành phẫu thuật rút sụn để điều trị. Điều này có thể dẫn đến trình trạng biến dạng mũi, khó có thể chỉnh sửa lại cấu trúc mũi như ban đầu.
Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể trên thì tình trạng nâng mũi sau 3 tháng vẫn còn bị sưng vẫn có thể do một số yếu tố như: thực hiện nâng mũi ở địa chỉ thẩm mỹ không uy tín, cơ sở vật chất tại nơi làm đẹp không đảm bảo yêu cầu y tế, hoặc là do ảnh hưởng của một số bệnh về đường hô hấp,….
Cách khắc phục nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
Nếu sau khi nâng mũi 3 tháng mà mũi vẫn bị sưng thì bạn cần phải có những giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Dù là do nguyên nhân nào, bạn cũng không thể xem nhẹ tình trạng này. Đặc biệt là gặp phải những triệu chứng đi kèm bất thường như mũi sưng tím, chảy dịch nhiều, khó thở, choáng váng, sốt cao, dáng mũi có dấu hiệu lệch sóng, càng ngày càng sưng thì bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý chẩn đoán và dùng thuốc điều trị để tránh làm tình trạng trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân.
Nếu sau thăm khám vẫn không phát hiện vấn đề bất thường trong khi tình trạng sưng đau vẫn còn thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau, giảm sưng sau:
- Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng sau mỗi quá trình nâng mũi để giảm tình trạng sưng đau, giúp vết thương nhanh hồi phục. Để tiến hành chườm đá, bạn cần chuẩn bị một túi chườm hoặc khăn mặt có chất liệu mềm nhẹ. Cho vào túi chườm hoặc vào miếng vải rồi áp nhẹ lên vùng sưng trong khoảng 10 – 15 phút. Nên thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để nhanh có kết quả. Lưu ý rằng, bạn phải đảm bảo không để nước đá chảy vào vết thương nếu đường may chưa khép lại để tránh việc nhiễm trùng.
- Dùng thuốc
Dùng một số loại thuốc có công dụng giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Đây có thể xem là phương pháp khắc phục hiệu quả và an toàn nếu thực hiện đúng. Tuy nhiên phải chắc chắn rằng những loại thuốc bạn dùng đã tuân theo đúng hướng dẫn và kê đơn, hoặc có sự đồng ý của bác sĩ.
- Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, các cơ quan sẽ hoạt động hiệu quả hơn và vết thương sẽ ổn định nhanh hơn rất nhiều. Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, nếu có thể nên dùng nhiều nước ấm và các loại nước ép hoa quả sẽ là tốt nhất.
Bên cạnh đó bạn cũng cần kết hợp với một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ở nơi có điều kiện thoáng mát, không để quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào người, nằm ngủ đúng tư thế và nên kê đầu cao sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
- Thực hiện massage mũi
Thực hiện massage đúng cách vẫn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng nâng mũi sau 3 tháng vẫn còn bị sưng. Cần chú ý thực hiện đúng chuẩn, nhẹ nhàng để vừa giúp giảm đau, vừa giúp khí huyết các cơ mặt, cơ mũi được lưu thông. Đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giảm sưng hiệu quả.
Với những thông tin trên đây, mong rằng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xoay quanh vấn đề “nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng”. Đây là một tình trạng không thể xem nhẹ vì nó có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe cũng như kết quả thẩm mỹ của mũi sau quá trình hồi phục. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào bạn cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế, bác sĩ thẩm mỹ để được giải quyết sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!