Nâng mũi bị tụ dịch có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?
Nâng mũi bị tụ dịch là một trong những hiện tượng phổ biến, dễ xảy ra sau quá trình làm đẹp. Việc chảy dịch mủ không phải là biến chứng quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài thì đó lại là một vấn đề không thể xem nhẹ. Bạn cần nắm rõ tình trạng của cơ thể cũng những dấu hiệu tụ dịch sau phẫu thuật để có cách ngăn chặn và khắc phục kịp thời.
Tụ dịch sau nâng mũi là gì?
Khi phẫu thuật nâng mũi, việc bác sĩ tiến hành bóc tách để tạo khoang mũi chứa sụn nâng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cấu tạo cũng như các mô cơ tại đây. Quá trình thực hiện dù ít hay nhiều cũng đã tác động và gây tổn thương nhất định, tình trạng máu chảy tràn ra các khu vực lân cận là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ vậy, sự tổn thương của các mô mũi cũng dẫn đến tình trạng mũi bị sưng đỏ, bầm tím và tụ dịch trong những ngày đầu.
Hiện tượng mũi bị tụ dịch là triệu chứng bình thường, nhưng không phải trường hợp nâng mũi nào cũng gặp phải. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm cũng như ảnh hưởng xấu đến kết quả làm đẹp và sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày nếu như được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, trong trường hợp hiện tượng tụ dịch xảy ra lâu ngày không khỏi, đi cùng với đó là những triệu chứng bất thường kèm theo như: sưng đau, chảy mủ, đôi khi là chảy máu kéo dài,…ngày một nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần chú ý vì đây có thể là dấu hiệu trở nặng và nhiễm trùng mũi sau phẫu thuật. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm về sau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụ dịch sau nâng mũi
Không phải trường hợp nâng mũi nào cũng gặp phải tình trạng tụ dịch, hầu hết triệu chứng này xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Do tay nghề bác sĩ: thực hiện nâng mũi tại cơ sở chui, kém chất lượng với đội ngũ y bác sĩ tay nghề non yếu chính là nguyên nhân thường thấy nhất gây ra tình trạng ứ dịch sau khi nâng mũi. Chính vì vậy, khi quyết định làm đẹp bạn nên lựa chọn đúng địa chỉ thẩm mỹ để có thể hạn chế khả năng biến chứng xuống thấp nhất.
- Do chất liệu sụn nâng: phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sụn nâng được sử dụng. Nếu quá trình thẩm mỹ sụn được đưa vào khoang mũi không đảm bảo nguồn gốc, có cấu tạo không tương thích với cơ thể,… sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, ứ và rỉ dịch nhiều sau khi nâng mũi.
- Do cơ địa mỗi người: thông thường, mỗi người sẽ có tình trạng thích ứng và chịu đựng khác nhau. Trong trường hợp người có cơ địa bình thường, khó bị tác động sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc hồi phục sau phẫu thuật. Ngược lại, đối với những ai có cơ địa khó, dễ kích ứng khi có tác động từ bên ngoài sẽ dễ dẫn đến các tình trạng không mong muốn sau thẩm mỹ. Việc nâng mũi bị tụ dịch chính là một ví dụ điển hình cho vấn đề này.
- Do quá trình chăm sóc, vệ sinh không đảm bảo: việc chăm sóc hậu phẫu là nguyên nhân không thể bỏ qua khi mũi bị tụ dịch. Trong quá trình nghỉ ngơi và ổn định mũi tại nhà nếu như khách hàng không thực hiện nghiêm chỉnh những hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Cần cẩn thận và quan tâm nhiều đến vấn đề quan trọng này khi nâng mũi.
Dấu hiệu nhận biết
Tình trạng bị ứ dịch sau phẫu thuật nâng mũi xuất hiện khá phổ biến nên để nhận biết hiện tượng này không quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo dõi để tránh việc ứ dịch trở nặng và gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
- Mũi bị sưng to, bầm tím
Mũi bị sưng to, bầm tím là hiện tượng chắc chắn sẽ gặp phải sau mỗi ca phẫu thuật do tác động của dao kéo đến vùng mũi. Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra trong 3 -7 ngày đầu, nếu kéo dài thì đây chính là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mũi bạn đã bắt đầu tụ dịch. Không nên để tình trạng này kéo dài vì sẽ khiến mũi bị mất thẩm mỹ, vết thương lâu lành và có thể để lại sẹo lồi về sau nếu không khắc phục đúng cách.
- Xuất hiện các cơn đau bất chợt và tăng dần
Mũi bị ứ dịch sẽ dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu vì chúng sẽ làm lệch vị trí sụn, khiến sụn va chạm vào vùng vết thương. Tình trạng này thường xảy ra trước khi thực hiện tháo nẹp mũi và cắt chỉ vì vậy cần phải nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi. Biến chứng tụt sống, mỏng da đầu mũi, lộ sống, thủng mũi đều xuất phát từ những cơn đau này.
- Mũi chảy dịch vàng
Đi kèm với hiện tượng mũi sưng tấy, đau nhức từng cơn là việc mũi chảy nhiều dịch vàng. Đây cũng là triệu chứng khá bình thường sau khi mũi bị tác động dao kéo trong quá trình phẫu thuật. Nhưng để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất, bạn nên nhanh chóng khắc phục nếu như nhận thấy tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Vùng mũi phẫu thuật có mùi hôi
Như đã đề cập đến ở trên, việc xuất hiện dịch vàng không quá nguy hiểm, nhưng nếu như hiện tượng này đi kèm với mùi hôi thối khó chịu thì lại là một vấn đề khác. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn để điều trị dứt điểm tình trạng này. Tránh tạo điều kiện cho biến chứng nguy hiểm xuất hiện về sau.
Tụ dịch sau nâng mũi có nguy hiểm không?
Qua những vấn đề để nói đến từ đầu bài viết, có thể nói rằng nâng mũi bị tụ dịch là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người thực hiện. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà bạn có thể bỏ qua không quan tâm theo dõi tình trạng này. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên quan tâm và lên kế hoạch chăm sóc vùng mũi thật cẩn thận, giúp mũi có thể sớm ngày hồi phục lại bình thường.
Dù không tác động hay ảnh hưởng xấu đến mũi nhưng nếu kéo dài hiện tượng tụ dịch sẽ khiến cho kết quả phẫu thuật gặp phải các biến chứng không mong muốn. Các biến chứng nhiễm trùng mũi, mũi bị lệch sống, biến dạng, tụt sụn, lòi sụn,… chính là những hệ quả thường thấy của việc kéo dài, không can thiệp kịp thời tình trạng tụ dịch mũi sau nâng.
Cách khắc phục tình trạng tụ dịch sau nâng mũi
Khi phát hiện mũi bị tụ dịch sau phẫu thuật nâng mũi, bạn không cần quá hoảng hốt và lo lắng. Cần bĩnh tĩnh báo rõ tình trạng của bản thân với bác sĩ và thực hiện theo đúng hướng dẫn được đề ra để có thể cải thiện hoàn toàn hiện tượng này.
- Thực hiện các mẹo giảm đau tại nhà
Khi mũi có dấu hiệu sưng tấy, bầm tím và đau nhói từng cơn bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau đơn giản tại nhà như: chườm nóng, chườm lạnh, massage nhẹ quanh vùng mũi,… Những phương pháp này có thể giúp cải thiện được lượng dịch ứ trong khoang mũi cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng hơn. Tuy nhiên cần chú ý về nhiệt độ khi chườm để tránh bỏng và thực hiện massage nhẹ nhàng để không tác động đến cấu trúc mũi.
- Dùng thuốc theo toa
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo hỗ trợ trên, bạn cần phải sử dụng thuốc thoa đúng toa bác sĩ đã kê để giảm nhanh tình trạng ứ dịch. Nên tuân thủ đúng liều dùng, đúng thời gian sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng về sau. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống sưng viêm, giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Chăm sóc và giữ vệ sinh mũi đúng cách
Việc chăm sóc và vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụ dịch sau nâng mũi. Chính vì vậy, để có thể ngăn chặn và điều trị hiệu quả cần quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nên tuân thủ đúng chế độ ăn uống kiêng cữ mà bác sĩ đề ra, cũng như việc vệ sinh khoang mũi cũng phải đảm bảo để không làm nhiễm trùng vết thương.
- Tiến hành hút dịch
Hút dịch và phương pháp cải thiện tình trạng tụ dịch hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, cần chú ý rằng chỉ có thể áp dụng hút dịch khi chất dịch tích tụ nhiều, tình trạng sưng phù nề nghiêm trọng. Khi thực hiện nên chọn bác sĩ có tay nghề cao và quy trình hút phải cụ thể, chuyên nghiệp để hạn chế rủi ro một cách thấp nhất.
- Tháo bỏ sụn nâng mũi
Việc tháo bỏ sụn nâng có thể xem là giải pháp cuối cùng và không mong muốn nhất khi nâng mũi bị tụ dịch. Nếu như tình trạng tụ dịch không được cải thiện hiệu quả khi đã sử dụng hết các biện pháp khác thì bác sĩ sẽ quyết định tiến hành tháo bỏ vật liệu nâng. Cũng như tên gọi của phương pháp này, sụn nâng không phù hợp sẽ được loại bỏ khỏi khoang mũi để điều trị dứt điểm dịch ứ. Bạn cần thực hiện một ca phẫu thuật nâng mũi bằng chất liệu sụn khác để có thể sở hữu dáng mũi như mong muốn.
Nâng mũi bị tụ dịch dù không phải là biến chứng quá nguy hiểm nhưng nếu như bạn có thể phòng tránh sớm thì sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian vào việc hồi phục. Nếu không may gặp phải tình trạng này thì bạn đọc cung không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh theo dõi, thăm khám bác sĩ để có những phương pháp khắc phục tốt nhất. Tránh kéo dài việc tụ dịch vì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho thẩm mỹ của khuôn mặt cũng như sức khỏe về sau.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!