Tiêm Filler Mũi Có Được Đeo Kính Không? Cần kiêng trong bao lâu
Tiêm Filler mũi có được đeo kính không? là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai có các tật khúc xạ ở mắt. Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Sau khi tiêm Filler mũi có được đeo kính không?
Tiêm Filler mũi là kỹ thuật chỉnh hình mũi không cần phẫu thuật khá phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp nâng mũi an toàn, không gây xâm lấn đến cấu trúc sống mũi. Chỉ cần mất khoảng 20 – 30 phút thực hiện bạn đã có thể sở hữu ngay một chiếc mũi có độ cao như ý, dáng mũi cân đối, tự nhiên với đường nét của gương mặt.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia thẩm mỹ, dù tiêm Filler mũi thực hiện đơn giản và có hiệu quả nhanh chóng nhưng vẫn cần mất một thời gian để dáng mũi hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, câu trả lời vấn đề sau khi “tiêm Filler mũi được đeo kính không?” chính là không thể.
Sau khi thực hiện chỉnh hình mũi, bạn nên cho Filler có thời gian ổn định, hạn chế tối đa các tác động bên ngoài lên khu vực này để có được kết quả tốt nhất. Không nên đeo kính trong một khoảng thời gian, sau đó bạn có thể đeo kính lại bình thường.
Tại sao nâng mũi bằng Filler không được đeo kính?
Quá trình hồi phục của vết tiêm Filler mũi thông thường sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, chất làm đầy vẫn còn chưa ổn định và dễ bị xô lệch khi có tác động lực từ bên ngoài. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặt biệt vùng mũi có thể bị đau và sưng sau khi nâng mũi. Nếu đeo kính sẽ khiến tình trạng sưng đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
Thế nên, các bác sĩ khuyến cáo không được đeo kính quá sớm sau khi tiêm Filler mũi vì có thể dẫn đến nguy cơ làm tổn thương nặng, thay đổi cấu trúc mũi, gây ra các vết lõm trên mũi.
Tiêm Filler mũi bao lâu được đeo kính?
Đối với những người sở hữu đôi mắt cận thị, gặp phải các tật khúc xạ thường mang tâm lo lắng, e ngại khi quyết định nâng mũi. Bởi sau khi nâng mũi, cần phải kiêng đeo kính trong một khoảng thời gian, gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sinh hoạt, làm việc hàng ngày.
Tùy vào tình trạng cơ địa và khả năng hồi phục của mỗi người mà thời gian được đeo kính lại bình thường nhanh hay chậm. Thông thường, bạn sẽ có hiện tượng bầm, sưng trong 2 ngày đầu sau khi tiêm Filler, 4 – 5 ngày sau các triệu chứng này sẽ giảm đi áng kể và mất ít nhất 1 tháng mới ổn định hoàn toàn.
Thế nên, trong vòng 1 tháng sau khi tiêm Filler này, bạn không được đeo kính có gọng để tránh gọng kính ép lên sống mũi gây lệch, vẹo, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ về sau.
Biện pháp thay thế kính thông thường
Nếu bạn thuộc trường hợp cận nặng, bắt buộc phải đeo kính sau khi tiêm Filler mũi, thì không cần quá lo lắng. Vì bạn có thể áp dụng một số mẹo đây để hạn chế tác động của kính lên sóng mũi mà vẫn thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng kính gọng nhẹ: thay vì các loại kính thông thường, bạn nên tập trung chọn lựa những loại kính có gọng nhẹ, có phần đệm mềm dẻo, ít tác động đến hai bên sống mũi. Nên đẩy gọng kính cao đến chân mày và để chúng không bị tụt xuống bạn có thể cố định lại bằng băng dính. Đây là một mẹo cấp cứu tạm thời trong trường hợp bạn cần sử dụng kính gấp. Bạn không nên đeo kính thường xuyên trong khoảng thời gian ổn định dáng mũi.
Sử dụng kính chuyên dụng – Bridgeless Glass: đây là một loại kính có thiết kế đặt biệt không gây áp lực lên sống mũi, bạn sẽ được đeo kính sau khi tiêm Filler mũi như bình thường. Bridgeless Glass không có cầu bắt ngang mũi do đó bạn có thể thay thế kính thường trong vòng 4 tuần kiêng cử mà không cần lo ngại đến dáng mũi.
Dùng kính áp tròng: một phương pháp thay thế gọng kính hiệu quả khác chính là sử dụng kính áp tròng. Đây là cách thay thế có giá thành hợp lý, hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Nhưng đối với những ai không quen sử dụng sẽ rất khó chịu trong thời gian đầu, Chính vì vậy, bạn có thể tập làm quen trước khi tiến hành nâng mũi.
Như vậy, qua những thông tin trên của bài viết, bạn đọc hẳn đã có thể giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề “tiêm Filler có được đeo kính không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ thẩm mỹ của mình để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!