Hoại tử mũi: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách xử lý, điều trị

Nỗi lo sợ bị hoại tử mũi sau khi thực hiện can thiệp thẩm mỹ để làm đẹp luôn là điều khiến mọi người phải e ngại khi quyết định. Nhiều người vẫn truyền tai nhau về cụm từ hoại tử khi nâng mũi thẩm mỹ, vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về biến chứng nguy hiểm này? Nguyên nhân gì khiến mũi bị hoại tử? Có những dấu hiệu nào để nhận biết và phải khắc phục tình trạng này ra sao?

Hoại tử mũi
Biến chứng hoại tử sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.

Tình trạng mũi bị hoại tử – Không thể xem nhẹ

Hoại tử là hệ quả của tình trạng nhiễm trùng vết thương khi không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Các mô tế bào ở vết thương thay vì sẽ dần hồi phục sau một thời gian chăm sóc lại hoạt động mất ổn định và chết đi do tác động của những vi khuẩn xâm nhập.

biến chứng hoại tử sau nâng mũi
Sau phẫu thuật nâng mũi, vết thương ở mũi nếu như không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây ra lở loét, lâu lành.

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, vết thương ở vùng mũi nếu như không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây ra lở loét, lâu lành vết thương. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến mũi bị nhiễm trùng sưng đau, chảy dịch. Quá trình nhiễm trùng không được kiểm soát kịp thời sẽ gây tổn thương lớn cho cơ thể, các mô tế bào bắt đầu chết đi (mũi bị hoại tử) ngày một nhiều và chúng còn có thể lan rộng ra những khu vực tế bào lân cận.

Nguyên nhân dẫn đến hoại tử mũi

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử chủ yếu là do vùng mũi bị nhiễm trùng nhưng không phát hiện và khắc phục kịp thời khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn, khiến các mô tế bào ở mũi mất đi khả năng hoạt động.

Thông thường, mũi bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng hoại tử có thể là do những nguyên nhân sau:

Thiếu sót trong quá trình phẫu thuật

Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, cần phải thực hiện theo một quy trình khép kín, đảm bảo tiến hành theo các bước tiêu chuẩn của Bộ Y Tế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, việc kiểm soát công đoạn vô trùng, khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật phải chắc chắn, không được bỏ sót.

Tại nhiều cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ, với quy mô nhỏ không có điều kiện để đáp ứng hoàn thiện đầy đủ quy trình thẩm mỹ. Khâu thực hiện vô trùng cũng qua loa, sơ sài, không đảm bảo nên rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương sau nâng mũi. Về sau, khi dấu hiệu nhiễm trùng bắt đầu trở nặng nhưng lại không được điều trị sẽ làm hoại tử mũi, gây hại cho sức khỏe và kết quả thẩm mỹ.

Tay nghề bác sĩ kém

Theo nguyên cứu thực tế, tay nghề bác sĩ quyết định đến 70% tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật nâng mũi. Nếu trong quá trình thực hiện, việc can thiệp bóc tách da, niêm mạc, tách sụn không được xử lý đúng sẽ dẫn đến nguy nhiễm trùng cao.

tay nghề bác sĩ kém là nguyên nhân gây hoại tử
Tay nghề bác sĩ quyết định đến 70% tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật nâng mũi.

Những bác sĩ thiếu kinh nghiệm thực hiện, chưa đủ trình độ chuyên môn để giải quyết vấn đề xảy ra khi phẫu thuật sẽ khiến cho quá trình thực hiện trở nên nguy hiểm hơn, khả năng vết thương bị nhiễm trùng ngay sau đó sẽ càng cao. Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng hoại tử ở mũi.

Chất liệu nâng mũi không tương thích

Việc sử dụng chất liệu độn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không tương thích với cơ thể, và tình trạng khuyết điểm mũi không chỉ làm kết quả nâng mũi bị ảnh hưởng lớn. Mà còn làm mũi dễ bị biến dạng, nhiễm trùng, hoại tử sau khi phẫu thuật.

Hiện nay, trên thị trường thẩm mỹ xuất hiện khá nhiều chất liệu sụn trôi nổi, không đảm bảo chất lượng có giá thành rẻ. Với chi phí bỏ ra thấp, việc sử dụng những loại sụn này được nhiều người lựa chọn mà không quan tâm về độ an toàn của chúng. Nếu sử dụng những loại sụn được sản xuất hàng loạt không được chế tạo cho phù hợp với cơ thể sẽ làm xuất hiện hiện tượng đào thải, tăng tỷ lệ nhiễm trùng của vết thương.

Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách

Một nguyên nhân thường bắt gặp trong các trường hợp nhiễm trùng, hoại tử mũi là xuất phát từ chế độ chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Trong thời gian chờ đợi vết thương hồi phục và cấu trúc mũi ổn định hơn, nếu bạn thực hiện vệ sinh không đúng cách, sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo an toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ vào vết thương. Lâu ngày không chỉ làm vết thương khó lành lại mà còn khiến vùng mũi bị tổn thương nặng hơn.

Cần chú ý việc vệ sinh theo đúng quy trình, liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa việc tiếp xúc của mũi với các tác nhân có hại. Những việc này không chỉ ngăn chặn được khả năng nhiễm trùng mà còn có thể thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Những dấu hiệu nhận biết hoại tử mũi

Sau khi nâng mũi, do sự can thiệp đến cấu trúc để tái tạo dáng mũi nên không thể tránh khỏi làm tổn thương ít nhiều đến các mô cơ quanh mũi, làm xuất hiện một số triệu chứng như: sưng phù, bầm tím, đau thốn mũi,…Đây đều là những tình trạng thường thấy và không đáng lo ngại vì sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi mũi bị hoại tử cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như vậy khiến nhiều người lầm tưởng và không quá quan tâm đến. Như vậy sẽ làm chậm trễ thời gian phát hiện, điều trị sớm nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể và vẻ đẹp của mũi. Bạn cần chú ý những dấu hiệu sau đây để phân biệt và nhận biết tình trạng hoại tử, có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Sưng tấy lâu khỏi

Sưng tấy mũi thường thấy sau khi thực hiện phẫu thuật và sẽ biến mất mà không làm ảnh hưởng gì nhiều đến dáng mũi nên nhiều người không mấy lo lắng và quan tâm về hiện tượng này. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài một cách bất thường và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Dấu hiệu mũi bị hoại tử
Nếu tình trạng sưng tấy kéo dài một cách bất thường và không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu hoại tử ở mũi.

Theo thống kê, khoảng thời gian trung bình để mũi hết sưng đỏ sau khi nâng mũi là từ 10 đến 15 ngày, trong một số trường hợp có cơ địa đặc biệt có thể kéo dài đến 1 tháng. Nếu như đã qua vài tháng nâng mũi mà tình trạng sưng vẫn không biến mất thì có khả năng vết thương ở mũi của bạn đã bị nhiễm trùng nặng.

Xuất hiện dịch mủ có mùi

Bên cạnh triệu chứng sưng phù, trong những ngày đầu phẫu thuật mũi cũng có thể bị chảy dịch do các sụn nâng chèn ép lên cơ quan mũi. Có thể hạn chế dịch mũi bằng các biện pháp tại gia hay đi hút dịch tại cơ sở thẩm mỹ. Khi mũi dần ổn định thì sẽ dịch mũi sẽ ngừng chảy nên không làm ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.

Nhưng nếu tình trạng sưng phù của mũi kéo dài xuất hiện dịch mủ có màu, có mùi lạ thì tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mũi của bạn đã bị nhiễm trùng, nên can thiệp sớm để không dẫn đến hoại tử mũi.

Tình trạng đau nhiều tại mũi

Đau dai dẳng, xuất hiện liên tục và mức độ tăng có dấu hiệu tăng dần đi kèm với hiện tượng sưng đỏ mũi là dấu hiệu điển hình khi vết thương bị hoại tử. Tùy vào tình trạng và mức độ hoại tử mà cơn đau kéo dài bao lâu, có kèm theo lở loét mũi hay không.

Vì hiện tượng đau nhứt chỉ xuất hiện sau khi thuốc tê trong quá trình phẫu thuật tan hết và sẽ biến mất trong 7 đến 10 ngày. Nên cẩn trọng nếu như mũi xuất hiện những cơn đau thất thường, kéo dài không dứt. Không được ý dùng các loại thuốc giảm đau không có trong toa thuốc hoặc chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Sốt

Khi vết thương nâng mũi bị nhiễm trùng, hoại tử dấu hiệu dễ nhận biết nhất là xuất hiện sốt nhẹ hay sốt sao. Mức độ cơn sốt sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và chấn thương của tế bào mô cơ. Trong trường hợp sốt cao trên 39 độ kéo dài liên tục nhiều giờ cần phải đưa cơ sở y tế ngay để thăm khám, điều trị đúng lúc.

sốt cao báo hiệu mức độ hoại tử sau khi phẫu thuật tạo dáng mũi
Sốt là dấu hiệu báo động của cơ thể khi tình trạng hoại tử mũi đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Sốt là dấu hiệu báo động của cơ thể khi tình trạng hoại tử mũi đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không nên xem nhẹ, bạn có thể thận trọng quan sát trong một khoản thời gian. Nếu những tình trạng này không thuyên giảm, điều cần làm là phải tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Tránh những biến chứng này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tính thẩm mỹ của mũi, cũng như sức khỏe cơ thể.

Cách xử lý, điều trị khi bị hoại tử mũi

Để có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mũi sau khi làm đẹp, trước khi thực hiện thẩm mỹ bạn nên cân nhắc và tìm hiểu rõ về địa chỉ nâng mũi. Đảm bảo rằng nơi làm đẹp của bạn đủ an toàn và điều kiện để thực hiện quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, cần xác định đúng tình trạng khuyết điểm của mũi để có phương pháp tạo dáng phù hợp. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bác sĩ thẩm mỹ.

Nếu như mũi đã xuất hiện dấu hiệu hoại tử, tùy vào từng tình trạng và mức độ tổn hại của tế bào mà bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau.

  • Điều trị hoại tử nhẹ, vết thương sưng nề, tấy đỏ bằng thuốc kháng sinh chuyên dụng. Trong trường hợp này, nhiều bác sĩ sẽ xem xét có cần loại bỏ vật liệu độn hay không để tránh hiện tượng tái đi tái lại thường xuyên gây co thắt bao xơ.
  • Nếu mũi hoại tử do dị ứng chất liệu độn thì cần phải tiến hành loại bỏ sụn nâng để ngăn chặn hoại tử tiếp tục lan rộng. Việc tháo bỏ sụn là cách giải quyết thông dụng và triệt để nhất khi mũi nhiễm trùng.
  • Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng đi kèm các dấu hiệu chảy dịch mủ, sưng tấy mô da thì cần thực hiện kết hợp giữa loại bỏ vật liệu độn cùng mô hoại tử xung quanh. Sau đó tiến hành tưới mũi với dung dịch kháng sinh để ngăn chặn vùng hoại tử phát triển trở lại.

Hoại tử mũi là tình trạng mũi bị nhiễm trùng nặng khiến các tế bào mô cơ mất đi khả năng hồi phục. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến vùng mô chết xuất lan rộng hơn, dễ lưu sẹo và khó hồi phục lại như ban đầu. Không chỉ vậy, mũi bị nhiễm trùng nặng còn có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc gốc của mũi, khiến mũi biến dạng, mất thẩm mỹ. Sau khi nâng mũi, cần quan tâm theo dõi và chăm sóc cơ thể thật kỹ. Không nên chủ quan trước bất kỳ hiện tượng nào vì chúng có thể là dấu hiệu cho những biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *