Sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu? Có đau không? Để lại sẹo không?

Nâng mũi sụn sườn là một trong những phương pháp tái tạo cấu trúc mũi được nhiều người biết đến. Vậy bạn có thắc mắc sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu không? Thực hiện lấy sụn nâng mũi có gây đau đớn? Và lấy sụn rồi thì có để lại sẹo không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.

lấy sụn sườn ở đâu
Sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu? Có đau không? Để lại sẹo không?

Phương pháp nâng mũi bằng sụn sườn

Nâng mũi bằng sụn sườn là một trong những phương pháp nâng mũi đang được ưa chuộng bởi nhiều tín đồ thẩm mỹ hiện nay. Phương pháp nâng mũi này sử dụng 100% sụn tự thân thay thế cho các chất liệu sụn nhân tạo trước đây để cải thiện cấu trúc cũng như chiều cao của sống mũi. Do sụn sườn có kết cấu khá cứng và dễ tạo hình nên được dùng nhiều thay thế cho sụn tai và sụn nhân tạo. Giảm thiểu tối đa tình trạng co rút, cong vẹo sống mũi sau một thời gian phẫu thuật.

Việc lấy sụn sườn để nâng mũi giúp khắc phục những khuyết điểm ở mũi một cách hiệu quả, ngăn chặn không cho tình trạng kích ứng, dị ứng và đào thải sụn xảy ra. Tuy nhiên, vì vị trí sụn nằm sâu trong cơ thể nên quá trình tách sụn sườn khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải thật tỉ mỉ và chuyên nghiệp để không gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.

Sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu?

Như đã được biết, phương pháp nâng mũi sụn sườn sử dụng sườn tự thân của người thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng bạn có từng thắc mắc sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu không? Vị trí lấy sụn và số lượng sụn cần lấy đủ cho một quá trình nâng mũi là như thế nào?

Thông thường, cơ thể con người có tổng cộng 12 đôi xương sườn tạo thành một bộ khung bao bọc lấy các cơ quan nội tạng. Chúng sẽ được kết nối với nhau bằng xương cột sống phía sau và xương ức ở phía trước.

  • Nhìn từ chính diện, xương ức sẽ nằm giữa lông ngực.
  • Các xương sườn kết nối với xương ức bổi một phần sụn gọi là sụn sườn.
  • Mỗi người sẽ có một cấu trúc sụn sườn khác nhau, và chúng sẽ không giống nhau theo từng độ tuổi và vị trí.
vị trí lấy sụn sườn
Kỹ thuật tách sụn để làm chất liệu độn trong thẩm mỹ, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sườn nằm ở vị trí số 6, 7 hoặc đôi khi là 8 để nâng sống mũi.

Trong kỹ thuật tách sụn để làm chất liệu độn thẩm mỹ tạo hình mũi, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sườn nằm ở vị trí số 6, 7 hoặc đôi khi là 8 để nâng sống mũi. Hầu hết sụn sườn sẽ được lấy ở bên ngực phải và hạn chế lấy bên ngực trái vì nó khá gần với cấu trúc tim. Nếu tính từ phía ngoài thì vị trí lấy sụn sẽ nằm ở nếp vú dưới, một đường phẫu thuật dài từ 1,5cm – 3cm sẽ được vạch để làm đường dẫn. Vết mổ khá nhỏ và thực hiện ở nếp vú nên khó nhìn thấy.

Thực hiện lấy sụn có đau không?

Ngoài thắc mắc về vấn đền sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu thì đối với những người có triệu chứng sợ đau khi thẩm mỹ thường băn khoăn không biết rằng khi thực hiện lấy sụn có đau không. Một sự thật không thể chối bỏ là bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào có sự can thiệp của dao kéo thì không thể tránh khỏi sự đau đớn. Mỗi cuộc phẫu thuật nâng mũi, dù ít dù nhiều cũng đã làm tổn thương những tế bào mô cơ, nên tình trạng đau khi làm đẹp là vấn đề bình thường.

phương pháp nâng mũi bằng sụn sườn
Mỗi cuộc phẫu thuật nâng mũi, dù ít dù nhiều cũng đã làm tổn thương những tế bào mô cơ, nên tình trạng đau khi làm đẹp là vấn đề bình thường.

Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, nhiều loại thuốc làm tê, giảm đau ra đời với mục đích xóa bỏ những cơn đau mang đến trong quá trình thẩm mỹ. Vừa đảm bảo an toàn khi làm đẹp, vừa ổn định được tâm lý người thực hiện. Tuy nhiên, sau khi lấy sụn, thuốc tê được dùng trước đó trong cơ thể sẽ dần mất tác dụng và những cơn đau sẽ kéo đến sau đó. Vì vậy, khi thực hiện lấy sụn, nâng mũi bạn sẽ không có bất kì cảm nhận nào, chỉ sau khi hoàn tất quá trình làm đẹp bạn mới cảm thấy đau. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ngày và sẽ biến mất khi vết thương ổn định lại.

Sau khi lấy sụn có để lại sẹo không?

Khi thực hiện can thiệp dao kéo tạo vết thương trên cơ thể, tùy vào mức độ lớn nhỏ của vết thương mà có thể để lại sẹo hay không. Nếu vết thương quá nhỏ, cơ chế sản sinh tế bào và tự lành của cơ thể sẽ làm biến mất mọi dấu vết trước đó. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương lớn một chút thì ngược lại. Điển hình như vết rạch lấy sụn tại ngực, nhỏ nhất cũng dài 1,5 cm nên chắc chắn sẽ để lại dấu vết.

Nhưng nếu sau khi hồi phục, có một chế độ chăm sóc, bôi thuốc đúng thì sẽ làm mờ và xóa đi vết sẹo này. Thông thường sau khoảng 6 tháng phẫu thuật, vết sẹo sẽ bắt đầu mờ đi. Bên cạnh đó, nơi lấy sụn nằm ở nếp vú dưới nên sẽ rất khó để nhìn thấy. Bạn không cần quá lo lắng trong việc lưu sẹo này.

Những trường hợp cần lấy sụn sườn

Sử dụng sụn sườn để nâng mũi có thể cải thiện được khá nhiều khuyết điểm kém duyên như: mũi tẹt, đầu mũi tròn, mũi cong vẹo, hay biến dạng,… Ngoài ra phương pháp này còn giúp khắc phục những trường hợp mũi hỏng do chấn thương, tai nạn hoặc nâng mũi thất bại tại các cơ sở kém chất lượng.

Những trường hợp cần lấy sụn sườn
Những trường hợp có thể sử dụng sụn sườn để tái cấu trúc dáng mũi.

Những trường hợp có thể thực hiện nâng mũi sụn sườn thường gặp là:

  • Mũi có nhiều khuyết điểm về cấu trúc như sống mũi quá thấp, tẹt, cong vẹo bẩm sinh hoặc do tai nạn.
  • Trường hợp dáng mũi biến dạng do thực hiện phẫu thuật không đúng quy trình, phương pháp tại các địa chỉ làm đẹp nhỏ lẻ cũng có thể khắc phục bằng việc sử dụng sụn sườn để sửa mũi.
  • Người muốn cải thiện tình trạng teo rút đầu mũi, bóng đỏ mũi, tụt sóng mũi,… do sự thay đổi khi dùng sụn tai nâng mũi trước đó.
  • Người không có đủ sụn tai để thực hiện nâng mũi cũng có thể thay thế bằng sụn sườn.
  • Những ai muốn sở hữu một dáng mũi đẹp, hài hòa, an toàn và có hiệu quả lâu dài.
  • Những trường hợp bị dị ứng với các chất liệu nâng mũi nhân tạo cũng có thể sử dụng sụn sườn tự thân để ngăn chặn biến chứng, đào thải.

Trường hợp không nên lấy sụn sườn

Ngoài những trường hợp có thể sử dụng sụn sườn để nâng mũi, bên cạnh đó cũng có những tình huống nghiêm cấm sử dụng phương pháp làm đẹp này mà bạn cần biết đến. Như đã biết, quá trình lấy sụn đòi thực hiện khá phức tạp và đòi hỏi bác sĩ lấy sụn phải có tay nghề cũng như kinh nghiệm lâu năm. Chính vì thế, phương pháp lấy sụn không được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Người có các vấn đề về bệnh tim mạch.
  • Người trên 50 tuổi không nên thực hiện nâng mũi để đảm bảo an toàn.
  • Mắc phải các bệnh lý mãn tính như suy gan, tiểu đường, rối loạn chức năng đông máu, huyết áp,…
  • Trẻ em và người dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang trong thời gian kinh nguyệt.
  • Đang sử dụng thuốc chống đông và các loại thuốc gây ức chế tiểu cầu.

Với những thông tin của bài viết nhằm giải đáp các vấn đề: “Sụn sườn nâng mũi lấy ở đâu? Có đau không? Để lại sẹo không?”. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nâng mũi sụn sườn đang được ưa thích hiện nay. Việc tìm hiểu và đưa ra những thắc mắc trước khi quyết định thực hiện nâng mũi là bước chuẩn bị rất quan trọng để quá trình làm đẹp có thể diễn ra thuận lợi.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *