Nâng sửa mũi có ăn Lươn được không? Ăn vào tốt hay hại?

Lươn thuộc nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ rất nhiều trong các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên trong trường hợp nâng sửa mũi có ăn lươn được không lại là vấn đề gây thắc mắc của nhiều người. Khi vừa thực hiện phẫu thuật một chế độ ăn uống thích hợp có thể góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng ngày lúc này sẽ phải nằm trong danh sách cần kiêng sau nâng mũi.

nâng mũi có ăn lươn được không
Nâng sửa mũi có ăn Lươn được không? Ăn vào tốt hay hại?

Tìm hiểu về công dụng của thịt lươn

Trước khi đi vào giải đáp cho vấn đề “Nâng sửa mũi có ăn lươn được không?” chúng ta cần tìm hiểu về một số công dụng của thịt lươn cho cơ thể. Lươn là loại thịt được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong các ghi chép Đông Y, thịt lươn có nhiều vai trò trong việc cải thiện tình trạng hư tổn, khu phong, trừ thấp, cường điệu gân cốt,…

Thịt lươn được biết đến từ bao đời nay bởi giá trị dinh dưỡng cao và thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn trong gia đình Việt. Một số món ăn tiêu biểu được chế biến từ lươn như: cháo lươn, miến lươn, gỏi lươn, lươn om, lươn kho sả ớt,…

nâng mũi có ăn lươn được không
Thịt lươn được biết đến từ bao đời nay bởi giá trị dinh dưỡng cao và thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn trong gia đình Việt.

Theo nghiên cứu, trong 100 gam thịt lươn có thể chứa 18.7 gam protein, 0.9 gam chất béo, 150 milligam phốt pho, Canxi, Sắt, Vitamin các nhóm A, D, B1, B2, B6, PP, ngoài ra còn có cholesterol và calo.

Sử dụng thịt lươn ngoài các tác dụng hỗ trợ một số triệu chứng như: lao thương khí huyết, băng huyết sau sinh, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết,… Còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, điều hòa khí huyết, điều trị chứng vàng da.

Khi sử dụng thịt lươn phối hợp cùng một thực phẩm khác còn có thể điều trị các vấn đề xương khớp, thiếu máu, viêm gan, suy nhược thần kinh, ra mồ hôi tay hoặc chân, bạch đới, bệnh lao phổi, hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật,…

Nâng sửa mũi có ăn lươn được không?

Như những công dụng hỗ trợ và điều trị các vấn đề về sức khỏe như đã được liệt kê ở trên. Có thể thấy, so với các loại thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của thịt lươn rất cao. Chính vì vậy, loại nguyên liệu này thường được dùng để chế biến các món ăn bồi bổ cho người bệnh. Đặc biệt là những người vừa thực hiện phẫu thuật cần được bổ sung dinh dưỡng cho mau hồi phục.

Như đã biết, một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt gà, thịt bò, thịt dê,… vẫn bị hạn chế và được xem là những món ăn không nên dùng sau khi nâng mũi. Như vậy, thịt lươn có giống như vậy không? sau khi nâng sửa mũi có được ăn lươn không? ăn thịt lươn có gây hại gì đến vết thương không?

nâng mũi ăn lươn có hại không
Sau khi nâng mũi có cần kiêng ăn lươn không?

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, để vết thương có thể nhanh khép lại và cấu trúc sụn mũi được cố định, bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng những loại thực phẩm cung cấp nhiều protein và sắt. Mà thịt lươn lại là nguồn cung cấp dồi dào 2 chất này, do đó sau khi nâng mũi bạn có thể hoàn toàn sử dụng thịt lươn trong bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý khi ăn lươn sau khi nâng mũi

Như vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật nâng sửa mũi bạn vẫn có thể ăn thịt lươn như bình thường mà không cần lo ngại ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù thịt lươn ngon và bổ dưỡng và lành tính rất dễ kết hợp với các thực phẩm khác. Nhưng lươn lại sống trong môi trường đầm lầy, ruộng nước nên khả năng nhiễm ký sinh trùng cũng rất cao.

Khi sử dụng thịt lươn cần phải đảm bảo quy trình chế biến được đúng cách để loại bỏ hoàn toàn các chất dơ, chất nhầy và các kỹ sinh trùng bám trên lươn. Thịt lươn chỉ được dùng khi lươn còn tươi, không ươn, chết, thịt đã được nấu chín hoàn toàn bằng các cách hấp, ninh nhừ.

ăn lươn sau khi nâng mũi được không
Sử dụng thịt lươn cần phải đảm bảo quy trình chế biến được đúng cách để loại bỏ các chất dơ, chất nhầy và các kỹ sinh trùng bám trên lươn.

Bạn nên ưu tiên chọn dùng những con lươn còn sống để chế biến, nếu mua cần chú ý không chọn lươn đã được làm sẵn để tránh mua nhầm lươn chết hoặc ươn. Vì trong lươn chết, ươn các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành chất độc Histamine. Nếu dùng sau khi phẫu thuật, cơ thể còn yếu sẽ không thể chịu đựng được hàm lượng độc tố này, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ ngộ độc.

Dù rằng sau khi nâng sửa mũi có thể ăn lươn được, nhưng nếu bạn nằm trong một số trường hợp sau thì tuyệt đối không được dùng thịt lươn để tránh gây biến chứng:

  • Người đang bị bệnh gút.
  • Người đang sử dụng hà thủ ô đỏ.
  • Tránh dùng thịt lươn cùng với các thực phẩm có tính hàn như cưa biển, dưa hấu, chuối tiêu,…vì có thể gây khó chịu, ngộ độc.

Một số phương pháp dùng để loại bỏ chất nhầy trên da lươn khi chế biến bạn có thể tham khảo như: bóp lươn với muối, tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo, chà lươn với tro bếp, cho lương vào ngăn đá tủ lạnh sau đó ngâm vào nước rồi vuốt bằng vải lưới để loại bỏ nhớt.

Với những thông tin giải đáp cho vấn đề “Nâng sửa mũi có ăn lươn được không?”, Wiki Thẩm Mỹ hy vọng có thể giúp bạn ít nhiều trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi. Để có được một quá trình hồi phục thuận lợi, kết quả thẩm mỹ hoàn hảo thì những lưu ý trong việc chăm sóc ăn uống là không thể bỏ qua. Cần tìm hiểu rõ để thời gian chờ đợi mũi lành không xảy ra những biến chứng xấu. Nếu gặp các vấn đề bất thường, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và giải quyết sớm nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *