Da mũi mỏng có nâng mũi được không? Phương pháp thực hiện
Da mũi mỏng có nâng mũi được không là vấn đề nan giải của nhiều chị em khi có ý định phẫu thuật thẩm mỹ. Bởi khá nhiều trường hợp tương tự đã gặp phải các biến chứng như mũi bóng đỏ, lộ sụn, thủng da đầu mũi,…sau khi nâng mũi. Cùng chúng tôi tìm kiếm lời giải đáp qua những thông tin của bài viết sau đây.
Da mũi mỏng có nâng mũi được không?
Da mũi mỏng là trường hợp không khó bắt gặp và hầu hết đều được hình thành do yếu tố cơ địa của mỗi cá nhân. Da mũi mỏng dễ dàng nhận biết với lớp da bao bọc vùng mũi khá mỏng, cùng lớp hạ bì bên trong không có quá nhiều chất béo nên khiến vùng da này trông không được đầy đặn, và mỏng manh. Ngoài ra, người có da mũi mỏng rất dễ nhìn thấy đường tĩnh mạch và mạch máu bên dưới lớp da, mũi thường sẽ dễ bị ửng đỏ kể cả khi chịu tác động nhẹ.
Như đã biết, nâng mũi là một phương pháp làm đẹp khá đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu như không thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật thì có thể mang đến nhiều vấn đề không mong muốn. Điển hình như các trường hợp da mũi mỏng sau khi phẫu thuật nâng mũi có thể khiến mũi lộ sóng, thủng đầu mũi, mũi bị tổn thương và kém tự nhiên,…
Chính vì điều này đã khiến không ít chị em lo lắng, băn khoăn không biết da mũi mỏng có nâng mũi được không để có thể quyết định thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các trường hợp từng nâng mũi nhưng do thất bại khiến da mũi mỏng dần đi cũng quan tâm vấn đề này không kém. Để họ có thể tự tin thực hiện sửa lại dáng mũi đã bị hư tổn, kém thẩm mỹ.
Trên thực tế, dù da mũi mỏng gây ra khá nhiều bất tiện cho việc tiến hành nâng mũi, nhưng những người gặp phải tình trạng này vẫn có thể thực hiện nâng mũi như bình thường. Nhưng sẽ phải hạn chế và chú ý lựa chọn phương pháp hơn so với các trường hợp còn lại.
Phương pháp thực hiện phù hợp
Như đã nói, người có da mũi mỏng không phải lo ngại việc nâng mũi mặc dù nó sẽ phức tạp hơn bình thường. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn có thể chủ quan trong việc lựa chọn địa chỉ làm đẹp, bác sĩ phẫu thuật và cả phương pháp thực hiện. Với da mũi mỏng, có một điều quan trọng là bạn cần hạn chế không được nâng mũi quá cao. Lựa chọn chất liệu sụn phải phù hợp với cấu trúc của mũi để không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy nên, đối với người có da mũi mỏng khi có nhu cầu nâng mũi, tốt nhất bạn nên ưu tiên lựa chọn những phương pháp thực hiện sau cho phù hợp:
Tiêm Filler mũi
Tiêm Filler hay tiêm chất làm đầy được biết đến là phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật. Chất làm đầy sẽ được bác sĩ tiêm trực tiếp vào dưới lớp biểu bì để điều chỉnh hình dáng của sống mũi.
Tiêm Filler là giải pháp tối ưu cho việc khắc phục những khuyết điểm của mũi như: mũi thấp, tẹt, sống mũi gồ ghề, da mũi quá mỏng,..Phương pháp này sẽ không gây xâm lấn và độn sống mũi lên quá cao nên người thực hiện không cần lo lắng tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Và điểm đặc biệt được ghi nhận ở đây là những ai gặp phải trường hợp da mũi mỏng sẽ không có tình trạng bóng đỏ mũi hay lộ sụn sau khi nâng mũi.
Tuy nhiên, nhược điểm không thể bỏ qua của phương pháp này chính là không thể duy trì được lâu. Sau một thời gian sử dụng, Filler trong mũi sẽ tự tan hết và dáng mũi sẽ trở lại như ban đầu. Hầu hết, Filler chỉ có thể duy trì được từ 12 – 24 tháng.
Bên cạnh đó, để có hiệu quả thẩm mỹ cao sau khi tiêm Filler, yêu cầu người thực hiện phải có dáng mũi ổn định, không quá nhiều khuyết điểm. Vì phương pháp này không thể can thiệp quá sâu đến cấu trúc chính của mũi.
Nâng mũi bằng chỉ
Nâng mũi bằng chỉ cũng tương tự như tiêm Filler đều là thẩm mỹ nâng mũi không cần phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa những sợi chỉ sinh học vào sâu bên trong cấu trúc của da, để cố định lại phần chỉ vào cơ nhằm kéo căng đường sóng mũi. Tạo độ cao thẳng ổn định cho chiếc mũi.
So với các kỹ thuật nâng mũi phẫu thuật thì nâng mũi bằng chỉ có độ ăn toàn khá cao khi thực hiện. Do không xâm lấn đến cấu trúc của mũi nên quá trình diễn ra nhanh chóng, không gây chảy máu, bầm tím, khó chịu.
Tuy nhiên, cũng như nâng mũi bằng Filler, phương pháp sử dụng chỉ cũng kén dáng mũi không kém. Ngoài các trường hợp mũi ít khuyết điểm, dáng mũi thon gọn sẵn không quá thấp, da mũi mỏng, có thể nâng mũi được mà không cần ngần ngại. Thì hầu hết các trường hợp còn lại sẽ không mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, chỉ nâng được sử dụng cũng có cơ chế khá giống Filler là sẽ tiêu biến sau vài tháng đến 1 năm. Thế nên dáng mũi sau khi nâng sẽ không thể duy trì được lâu dài. Nếu bạn có nhu cầu nâng mũi giữ được dáng lâu, thì có thể tham khảo 2 phương pháp tiếp sau đây.
Nâng mũi cấu trúc S- Line
Nâng mũi cấu trúc S-Line là phương pháp tạo hình dáng mũi khá phổ biến. Có thể giúp khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm nặng ở mũi mà những phương pháp nâng mũi không phẫu thuật không làm được.
Như tên gọi, phương pháp này tạo dáng mũi thẩm mỹ có hình chữ S mềm mại, nhẹ nhàng với đường sống mũi cao vừa phải. Thích hợp áp dụng cho những trường hợp da mũi mỏng bẩm sinh hoặc do biến chứng làm đẹp trước đó.
Ngoài ra, một điểm cộng cho nâng mũi cấu trúc S-Line là có thể duy trì được hình dáng mũi sau phẫu thuật rất lâu. Không lo ngại việc thực hiện làm mũi cao lập đi lập lại như các phương pháp không phẫu thuật.
Tuy nhiên, đây cũng là một phương pháp làm đẹp có kỹ thuật khó, không phải ai cũng có thể thực hiện thành công với kết quả như ý. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định. Nên thực hiện can thiệp đúng chỉ định, đúng khuyết điểm, bác sĩ nâng mũi phải là người có kinh nghiệm lâu năm, để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp, chất liệu sụn tốt nhất.
Nâng mũi bọc sụn tự thân
Đối với những người có da mũi mỏng, nâng mũi bọc sụn có thể nói là giải pháp khắc phục tối ưu nhất. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sụn tự thân được lấy từ vành tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn đều có độ tương thích rất cao với cơ thể. Thích hợp sử dụng để đặt vào sống mũi và cố định dáng mũi một cách đẹp nhất.
Sử dụng sụn tự thân để làm cao, bọc phần đầu mũi sẽ giảm áp lực cho vùng da đầu mũi, hạn chế tốt tình trạng lộ sụn, bóng đỏ nếu da mũi quá mỏng. Ngoài ra, vì có tính tương thích cao nên những loại sụn này có thể liên kết với tế bào mô ở mũi để duy trì sụn và dáng mũi ổn định. Ngăn ngừa tình trạng dị ứng, đào thải sụn xảy ra sau khi nâng.
Không chỉ vậy, nâng mũi bọc sụn tự thân còn có độ an toàn cao, mang đến một dáng mũi tự nhiên, mềm mại và duy trì được rất lâu nếu chăm sóc và bảo quản tốt. Tình trạng da mũi mỏng sau khi nâng mũi có thể được cải thiện, không để lại biến chứng nguy hiểm gì.
Chi phí nâng mũi cho người có da mũi mỏng
Chi phí thực hiện nâng mũi có lẽ là vấn đề quan tâm của không ít người. Sau đây là giá thành của những phương pháp nâng mũi dành cho người có da mũi mỏng được chúng tôi cập nhật trong thời gian gần đây:
- Tiêm Filler: chi phí cho mỗi lần tiêm sẽ dao động từ 7.000.000 – 9.000.000 đồng.
- Nâng mũi bằng chỉ: mỗi ca nâng mũi bằng chỉ sẽ có giá dao động từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng. Nếu thực hiện nâng mũi bằng chỉ vàng 24K thì chi phí có thể lên đến 30.000.000 đồng.
- Nâng mũi cấu trúc S-Line: chi phí thực hiện dao động từ 60.000.000 đến 80.000.000 đồng tùy vào tình trạng mũi.
- Nâng mũi bọc sụn tự thân: tùy vào loại sụn tự thân và sụn sinh học được sử dụng mà chi phí nâng mũi sẽ khác nhau. Dao động từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: mức giá nâng mũi cho những trường hợp da mũi mỏng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, và có thể sẽ không hoàn toàn khớp đối với một số địa chỉ thẩm mỹ trên thị trường. Chính vì vậy, để có được con số chính xác nhất, bạn đọc nên liên hệ trực tiếp với cơ sở làm đẹp uy tín để được báo giá chi tiết.
Lưu ý khi nâng mũi
Để có thể tiến hành nâng mũi cho những trường hợp da mũi mỏng, bạn không được chủ quan trong việc tìm kiếm một địa chỉ làm đẹp chất lượng, có uy tín lớn. Ngoài ra, bạn còn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên nâng mũi quá cao vì da mũi mỏng sẽ không thể chịu nổi tác động của sụn nâng.
- Không thực hiện nâng mũi khi đang mắc và điều trị một bệnh lý bất kỳ.
- Cần liệt kê đầy đủ lịch sử bệnh án, cũng như những phương pháp nâng mũi đã thực hiện trước đó với bác sĩ.
- Thận trọng với những cơ sở làm đẹp giá thành rẻ, hoạt động không giấy phép, không đảm bảo chất lượng.
- Lên kế hoạch chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý để có thể nhanh chóng hồi phục và ngăn chặn những biến chứng sẽ phát sinh sau phẫu thuật nâng mũi.
Như vậy, qua những thông tin giải đáp cho câu hỏi “da mũi mỏng có nâng mũi được không?”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn một chia sẽ hữu ích trong việc làm đẹp. Bạn có thể tìm đến bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nếu có nhu cầu thực hiện phẩm mỹ để cải thiện tình trạng của bản thân. Chúc bạn thành công.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!