Sau Nâng Mũi Có Ăn Chả Lụa, Chả Giò Được Không? Giải đáp

Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, câu hỏi “Nâng mũi có ăn chả lụa, chả giò được không?” được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Một chế độ ăn uống thích hợp đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hồi phục sau khi nâng mũi, nên cần tìm hiểu và chú ý để không làm ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp. Nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện xoay quanh vấn đề trên, vậy đâu mới là lời giải đáp chính xác? Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết sau.

nâng mũi ăn chả lụa chả giò được không
Sau khi nâng mũi, có được ăn chả lụa, chả giò không?

Sau nâng mũi có ăn chả lụa, chả giò được không?

Chả lụa, chả giò không phải món ăn xa lạ trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, đây có thể xem là món ưa thích của rất nhiều người. Nên sau khi phẫu thuật nâng mũi cần phải thực hiện quy trình kiêng cữ trong ăn uống đã khiến họ phải băn khoăn không biết có thể ăn được hai món này hay không.

Nhìn chung, đây là hai món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong chả lụa, chả giò thành phần chính tạo nên chúng đều là thịt, tùy vào khẩu vị và sở thích mà sử dụng những loại thịt khác nhau như: thịt heo, thịt gà, thịt bò và mực,…Nếu như chả giò, chả lụa được làm từ thịt heo thì sau khi nâng mũi bạn vẫn có thể ăn món này bình thường mà không phải lo sợ. Tuy nhiên, nếu như được làm từ thịt gà, thịt bò, hay từ mực, bạn cần cân kiêng ăn món này trong một khoảng thời gian nhất định.

Lý do cho hành động này rất đơn giản, trong thịt gà, bò, mực là những thực phẩm tuy tốt cho sức khỏe nhưng dễ gây viêm nhiễm cho vết thương. Nếu ăn những loại này trong thời gian có vết thương hở, sẽ kéo dài thời gian hồi phục, dễ lưu sẹo. Chưa kể đến đây đều là những thực phẩm dễ dị ứng, gây ngứa ngáy, mẩn đỏ,… ở những người có cơ địa không tốt. Vì vậy nên, sau khi nâng mũi, tốt nhất bạn chỉ ăn chả giò, chả lụa là từ thịt heo, để tránh những biến chứng phát sinh ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi.

Nâng mũi thì ăn gì cho mau lành?

Để có một sức khỏe tốt, đáp ứng đủ nhu cầu cho các tế bào cơ thể phát triển thúc đẩy quá trình hồi phục của mũi, bạn cần bổ sung những thực phẩm cần thiết. Dù biết rằng sau khi nâng mũi được ăn chả lụa, chả giò từ thịt heo và không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nhưng theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, sau phẫu thuật mũi chúng ta cần chú ý nhiều trong việc ăn uống, không nên làm dụng nhiều một loại thức ăn. Những ngày đầu sau khi về nhà, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháu, các loại rau củ xay nhuyễn. Không ăn những loại thức ăn cứng, nhai lâu, khó tiêu hóa.

sau nâng mũi nên ăn chả lụa chả giò được không
Để quá tình hồi phục tiến triển thuận lợi, sau khi nâng mũi nên ăn bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể.

Trong những ngày chăm sóc sau đó, cần bổ sung trong khẩu phần ăn các chất dinh dưỡng như sau:

  • Vitamin C từ các loại trái cây: khi cơ thể trong tình trạng yếu sức, mệt mỏi khi trải qua một cuộc phẫu thuật là lúc cần bổ sung nhiều vitamin để vết mổ mau lành, chống tình trạng oxi hóa, nâng cao sức đề kháng, và khả năng kháng khuẩn cho cơ thể. Các loại trái cây bạn có thể ăn như: cam, bưởi, quýt, dâu, chuối,…
  • Chất xơ từ rau, củ: ngoài rau muống thì hầu hết các loại rau củ quả khác bạn đều có thể ăn sau khi nâng mũi. Cà chua, bắp cải, rau diếp cá, súp lơ, rau chân vịt, bắp, các loại đậu, dầu thực vật,… đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Giúp bổ sung nguồn năng lượng lớn cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và mau lành vết thương.
  • Protein, đường, tinh bột: cần bổ sung những chất này sau khi nâng mũi để duy trì năng lượng hoạt động cho cơ thể. Các thực phẩm như thịt heo, cơm, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, yến mạch,… là những món không thể bỏ qua.
  • Bổ sung nước: tình trạng mệt mỏi và chán ăn có thể sẽ xuất hiện sau khi nâng mũi, vì vậy việc cung cấp nước, sữa hoặc các loại nước ép sẽ là giải pháp tiện lợi nhất vào lúc này. Bên cạnh đó bạn có thể uống các loại sữa từ đậu, sữa chua,… để cung cấp thêm những dưỡng chất cần thiết khác. Việc bổ sung nhiều nước sau phẫu thuật còn giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi nâng

Ngoài chế độ ăn uống, sau khi thực hiện nâng mũi bạn cần nắm rõ phương pháp chăm sóc hậu phẫu để đảm bảo được quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.

chăm sóc sau khi nâng mũi
Ngoài chế độ ăn uống, sau khi nâng mũi cần nắm rõ phương pháp chăm sóc hậu phẫu để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
  • Sau khi nâng mũi, tuyệt đối không dùng tay sờ nắn mũi khi băng nẹp cố định chưa được tháo ra. Đặc biệt là tránh va chạm trong thời gian này để tránh cong vẹo sống mũi, cấu trúc vừa định hình bị thay đổi.
  • Dùng thuốc giảm đau, giảm sưng theo toa của bác sĩ khi có dấu hiệu sưng viêm trong mấy ngày đầu. Đồng thời thực hiện chườm lạnh, chườm nóng để cải thiện tình trạng tốt hơn.
  • Tránh vận động mạnh, không tham gia bơi lội, chạy nhảy, cúi người để hạn chế vết mổ bị sưng đỏ, giảm nguy cơ chảy máu vết thương.
  • Thực hiện vệ sinh mũi, thay băng hàng ngày tại nhà theo đúng chỉ dẫn, tránh tiếp xúc với nước, mỹ phẩm, ánh nắng trực tiếp.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế làm việc để giảm căng thẳng mệt mỏi trong thời gian chăm sóc.
  • Không ăn các món từ gạo nếp, hải sản, thịt gà, bò, dê, rau muống, trứng,… Không uống cafe, thức uống có ga, có cồn, các chất kích thích và thuốc lá.

Thực đơn gợi ý cho người sau nâng mũi

Nếu đang phân vân không biết “sau khi nâng mũi có ăn chả lụa, chả giò được không?” hay phải ăn gì để không làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định của vết thương, bạn có thể tham khảo những món ăn sau đây để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

sau khi nâng mũi nên ăn gì
Một thực đơn ăn uống hợp lý trong những ngày đầu nâng mũi là không điều thể bỏ qua.
  • Ngày 1: Cháo thịt bằm – đây là một lựa chọn không thể bỏ qua trong ngày đầu nâng mũi, bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dễ nhai nuốt để tránh hoạt động cơ làm đau vết thương.
  • Ngày 2: Sườn hầm rau củ, thịt kho tàu, salad, xoài
  • Ngày 3: Canh bí đao hầm thịt, thịt sốt chua ngọt, đậu que xào, cam
  • Ngày 4: Khoai tây hầm xương, đậu hủ sốt cà, dưa hấu
  • Ngày 5: Canh mồng tơi với nấm, thịt giò luộc, bông cải xào tỏi, chuối
  • Ngày 6: Đu đủ hầm xương, thịt ram, bắp cải luộc, dứa
  • Ngày 7: Canh măng hầm, đậu hủ kho nấm, giá xào, đu đủ

Từ ngày thứ 8, khi vết thương đã ổn định 80% và có thể tháo nẹp là bạn có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống. Những cần ghi nhớ tránh xa những món kiêng ăn như đã nêu ở trên trong một khoảng thời gian nữa, tùy thuộc vào tình hình hồi phục mà bạn có thể sẽ phải kiêng từ 4 đến 6 tuần.

Bài viết đã giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “Nâng mũi có ăn được chả lụa, chả giò không?”. Qua những thông tin cung cấp thêm xoay quanh vấn đề ăn uống, chăm sóc sau khi nâng mũi, Wiki Thẩm Mỹ mong rằng bạn có sẽ có được những thông tin cần thiết và những gợi ý có ích cho quá trình hồi phục của mình.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *