Nâng mũi sụn sườn, sụn tai có bị teo lại không? Giải đáp
Nâng mũi mũi sụn sườn, sụn tai có bị teo lại hay không? là điều khiến nhiều người vẫn e dè khi quyết định phẫu thuật. Vậy thực hư của tình trạng này là như thế nào? Dưới đây là những giải đáp thắc mắc cho 2 phương pháp làm cao mũi bằng sụn tự thân trên.
Tìm hiểu về nâng mũi bằng sụn tự thân
Việc sử dụng sụn tự thân như sụn sườn, sụn tai để nâng mũi xuất hiện tạo ra một trào lưu làm đẹp khiến nhiều người quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên, trước những thông tin cho rằng phương pháp nâng mũi bằng 2 chất liệu độn này sẽ bị teo, co ngót sau một thời gian thực hiện đã khiến dư luận hoang mang. Vậy, nâng mũi sụn sườn, sụn tai có thật sự bị teo lại không? Để làm rõ vấn đề trên, trước hết ta cùng tìm hiểu xem 2 phương pháp nâng mũi này có những đặc điểm gì.
Nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn là phương pháp sử dụng sụn sườn nằm ở xương sườn số 6, 7 hoặc 8 để nâng cao sống mũi và tạo hình đầu mũi thay cho sụn nhân tạo. Vì tính chất ổn định, kết cấu cứng và dễ tạo hình nên việc sử dụng loại sụn này để nâng mũi sẽ giúp khắc phục những khuyết điểm của mũi và hạn chế những thiếu sót của một số phương pháp nâng mũi khác.
Vì là sử dụng sụn tự thân nên phương pháp làm đẹp này sẽ khắc phục được tình trạng kích ứng và đào thải chất liệu độn của cơ thể, mang lại hiệu quả nâng mũi cao, thời gian duy trì lâu dài.
Tuy nhiên, vì phương pháp nâng mũi này phải dùng sụn sườn tự thân nên quy trình thực hiện sẽ khá phức tạp, cần thực hiện lấy sụn trước rồi mới tiến hành ghép sụn. Chính vì vậy thời gian tiến hành nâng mũi, phục hồi sẽ lâu, chi phí cao và yêu cầu người thực hiện phải có đủ điều kiện sức khỏe.
Nâng mũi sụn vành tai
Nâng mũi sụn tai là phương pháp áp dụng kỹ thuật bóc tách sụn tai tự thân để thực hiện tạo hình đầu mũi. Trong phương pháp này, sụn tai chỉ sẽ được kết hợp cùng sụn nhân tạo để nâng cao mũi. Sụn nhân tạo sẽ có nhiệm vụ tạo sóng, nâng mũi, sụn tai đóng vai trò là lớp đệm bảo vệ giữa phần sụn này với đầu mũi.
Sử dụng sụn tai để nâng mũi sẽ khắc phục được những hiện tượng bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi mà các phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo gây ra. Giúp dáng mũi thêm mềm mại, tự nhiên và ổn định hơn do tính tương thích cao với cơ thể.
Cũng như nâng mũi bằng sụn sườn, việc nâng mũi bằng sụn tai cũng cần một quá trình tách sụn khá phức tạp để có chất liệu nâng mũi. Chính vì vậy, quy trình sẽ rườm rà, kéo dài hơn thông thường. Và vì sụn tai không có nhiều nên khi thực hiện cần cân nhắc tách sụn vừa đủ, trong những trường hợp lấy quá nhiều sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn cho tai.
Nâng mũi sụn sườn, sụn tai có bị teo lại không?
Qua những thông tin trên về 2 phương pháp nâng mũi, có thể thấy rằng sụn sườn, sụn tai là những chất liệu có 100% sự tương thích với cơ thể. Nếu được cấy, ghép vào mũi có thể tự động thích ứng và liên kết với các tế bào mô cơ ở mũi để tiếp tục tồn tại. Vậy sụn sườn, sụn tai có bị teo lại không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia thẩm mỹ, việc sử dụng sụn sườn, sụn tai sẽ không bị teo theo thời gian nếu được chiết tách và cấy ghép đúng kỹ thuật. Qua đó, lời giải đáp cho câu hỏi “Nâng mũi sụn sườn sụn, tai có bị teo không?” là có thể, trong một số trường hợp đặc biệt kết quả tạo dáng mũi sẽ bị biến dạng do sụn tự thân bị teo rút lại.
Nguyên nhân nâng mũi sụn sườn, sụn tai bị teo
Để lý giải cho hiện tượng co ngót, teo rút của sụn sườn, sụn tai sau khi phẫu thuật nâng mũi cần phải tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và phổ biến nhất của việc nâng mũi sụn sườn, sụn tai có thể bị teo lại là 2 vấn đề sau:
Do cơ địa bản thân khiến sụn teo lại
Về cơ bản, các loại sụn tự thân, đặc biệt là sụn tai khi được lấy ra khỏi cơ thể để cấy ghép vào vị trí khác sẽ có xu hướng tiêu ngót dần theo thời gian. Nguyên nhân chủ yếu là do sụn tai tại vị trí mới sẽ phải trải qua quá trình hồi phục để ổn định và tái tạo. Tùy vào tình trạng cơ địa của mỗi cá nhân mà quá trình này diễn ra có được thuận lợi hay không. Nếu cơ thể thuộc nhóm khó hồi phục và khó tiếp nhận thì sụn nâng không thể phát triển tiếp tục tại khoang mũi.
Còn ở sụn sườn, bởi đặc tính khá rắn và cứng nên để có thể tạo điều kiện cho sụn tiếp tục phát triển cần phải được cấy ghép vào vùng có sự nuôi dưỡng tốt, nhất là các vùng có mô dày. Nhưng vấn đề đáng chú ý ở đây là vùng sống mũi mà sụn được đặt vào rất mỏng, không có nhiều mô cơ, hệ thống mạch máu không đủ để cung cấp dưỡng chất cho sụn phát triển và duy trì.
Do thủ thuật thực hiện
Như đã đề cập đến, trong quá trình nâng mũi bằng sụn tự thân việc chiết tách sụn và cấy ghép quyết định rất nhiều đến sự duy trì và phát triển của sụn tại vùng mô cơ ở mũi. Chính vì vậy, nếu thủ thuật thực hiện phẫu thuật không được tính toán và tiến hành đúng quy trình, kỹ thuật sẽ không thể duy trì được kết quả trong thời gian lâu dài.
Tay nghề thực hiện nâng mũi của bác sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cũng như kết quả của quá trình làm đẹp. Để có thể kéo dài được tối đa lưu giữ dáng mũi sau nâng, bạn nên tìm hiểu và tiến hành phẫu thuật từ các bác sĩ có uy tín, kinh nghiệm và tay nghề cao.
Những biến chứng khác có thể xảy ra
Dù việc sử dụng sụn tự thân như sụn sườn, sụn tai được nhiều người ưu thích bởi sự an toàn và kết quả nâng mũi tự nhiên, bền vững nhưng bất kỳ phương pháp làm đẹp nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó tránh khỏi. Ngoài tình trạng nâng mũi sụn sườn sụn tai bị teo, bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu và nắm rõ những biến chứng khác để có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời.
Để lại sẹo ở ngực
Sau khi thực hiện tách chiết sụn sườn thông thường sẽ để lại một vết sẹo ở ngực có kích thước khoảng 1 – 3 cm và được che tốt ở nếp gấp dưới ngực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như thao tác rạch mô lấy sụn không đảm bảo, cơ thể dễ làm sẹo hay chăm sóc hậu phẫu không tốt thì sẽ dẫn đến việc để lại sẹo xấu. Ảnh hưởng nhiều đến tính thấm mỹ của cơ thể.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là tình trạng ít xảy ra nhưng vẫn có thể gặp phải sau những ca phẫu thuật lấy sụn sườn không đúng kỹ thuật. Để tránh được tình trạng này, yêu cầu thao tác thực hiện cần cẩn thận và lưu giữ lại lớp màng sụn phía sau. Vùng rạch mổ sau khi lấy sụn phải được kiểm tra lại bằng cách đổ nước muối và áp dụng thao tác nhằm xác định vùng này có bị tổn hại hay không. Đây là biến chứng nguy hiểm, cần xử lý ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào.
Biến dạng tai do lấy sụn
Trong phương pháp nâng mũi sụn tai, việc lấy sụn không đúng kỹ thuật hay lấy quá nhiều sụn có thể khiến tai bị biến dạng rõ rệt. Sụn tai cần lấy để ghép nằm ở xoăn dưới tai và xoăn bên tai, nhưng phải lấy riêng biệt ở 2 vị trí này, để chuỗi xoắn ốc ở giữa làm cầu nối. Nếu quy trình sai sẽ khiến cấu trúc vùng tai mất ổn định và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như nguồn cung cấp thần kinh cho khu vực tai. Sụn tai sẽ không có khả năng tái sinh nên khi chỉnh sửa biến dạng cần phải lấy sụn vách ngăn để ghép vào.
Nghẹt mũi
Trong quá trình tạo hình đầu mũi, thông thường sụn tự thân sẽ được bác sĩ dùng làm miếng ghép mở rộng vách ngăn để làm cao và kéo dài đầu mũi. Tuy nhiên, nếu dùng miếng ghép để mở rộng vách ngăn quá dày có thể khiến lỗ mũi bị nhỏ đi sẽ gây tắc nghẽn mũi. Khiến cho chức năng hô hấp của mũi không được hoạt động như bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Tóm lại, lời giải đáp cho câu hỏi “Nâng mũi sụn sườn, sụn tai có bị teo lại không?” là có, nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì thời gian duy trì đến khi sụn bị teo lại khá lâu. Việc sử dụng sụn sườn, sụn tai để tái tạo dáng mũi là giải pháp tốt cho những ai có nhiều khuyết điểm ở mũi. Vì là những phương pháp đều phải sử dụng kỹ thuật khó nên bạn cần xem xét quyết định và lựa chọn địa chỉ nâng mũi cùng bác sĩ thực hiện có uy tín để đảm bảo thời gian teo ngót của sụn sẽ được kéo dài.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!